Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan – cúng ngày rằm tháng 7

Chuẩn bị mâm cúng ngày rằm tháng bảy để kính nhớ tổ tiên, trọn vẹn ngày lễ Vu lan cũng như là thiết đãi chúng sanh, giúp cho các vong linh no đủ. 

Ngày rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày Vu lan báo hiếu, đây được xem là một trong những ngày rằm lớn nhất thuộc về phật giáo. Mang những ý nghĩa tâm linh trọn vẹn, sâu sắc và giàu yếu tố nhân văn. Trong bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiểu xem nguồn gốc cũng như là ý nghĩa của ngày lễ này ra sao nhé! 

Tại sao lại có ngày Vu lan – Rằm tháng 7 

Ngày rằm tháng 7 hàng năm còn có tên gọi khác là ngày vu Lan báo hiếu, đây được coi là một ngày rằm lớn của Phật giáo Việt Nam. Mang những nét đẹp tinh thần và nét đẹp văn hóa với những những nghi thức rất là đặc trưng. Ngày lễ này bởi lẽ có tên gọi là vu lan, vì nó có nguồn gốc xuất phát từ một sự tích liên quan đến việc báo hiếu cho cha mẹ. 

Theo câu chuyện truyền rằng, bồ tát mục kiền Liên, dù đã đắc đạo nhưng ngài vẫn luôn thương nhớ người mẹ đã khuất của mình. Vì muốn biết hiện tại bà ấy ra sao ông đã dùng phép mắt thần để tìm kiếm mẹ mình. Khi thấy được bà ấy ở trong cõi quỷ, phải chịu những hình phạt vì lúc còn sống gây nhiều tội ác. Mục Kiền Liên vì thương mẹ đưa bà một bát cơm để ăn nhưng lại không ăn được. Người đau lòng và trở về hỏi Đức Phật, làm sao có thể cứu thoát mẹ mình. Đức Phật trả lời chỉ có một cách duy nhất đó chính là tới ngày 15 tháng 7 hàng năm, hãy mời tất cả các nhà sư hợp sức để sắm sửa lễ vật làm lễ cúng dường lấy Phước, sau đó sẽ cứu được mẹ về cõi an lành.  

Xuất phát từ điển tích này mà từ đó về sau người ta đã lấy ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, hay còn được gọi là ngày rằm tháng 7 để làm lễ vu Lan. Là ngày báo hiếu cho cha mẹ của mình, nhằm tỏ lòng biết ơn và đền đáp công lao dưỡng dục, sinh thành chúng ta.  

Ý nghĩa tâm linh tinh thần của ngày Vu lan – Ngày rằm tháng 7 là gì 

Ngày rằm tháng 7 gồm có hai ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Ý nghĩa thứ nhất chắc chắn phải nói đến việc báo hiếu cho cha mẹ. Người ta thường đến chùa để tụng kinh, nghe giảng kinh Phật với những triết lý về sự hiếu thảo. Với những người đã mất cha mẹ sẽ cài một bông hoa trắng trước ngực, đại diện cho sự tưởng nhớ tới cha mẹ mình, biết ơn công dưỡng dục sinh thành và cũng để cầu cho cha mẹ được ở cõi an lành. Đối với những người vẫn còn đủ cả cha lẫn mẹ sẽ cài một bông hồng màu đỏ và chỉ còn một trong hai người sẽ cài một bông hồng có màu nhạt hơn. Nghi thức cài bông trước ngực này là để tôn vinh cha mẹ, tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc, nếu cha mẹ đã mất sẽ cầu an lạc, nếu cha mẹ còn sống sẽ cầu bình an, cầu sức khỏe. 

Xem Thêm:  Mâm cúng tất niên gồm những gì cho chuẩn Việt Nam?

Bên cạnh việc báo hiếu cho cha mẹ thì ta vẫn thường nghe tháng 7 âm hay còn được gọi là tháng cô hồn vì nhiều quan niệm cho rằng, tháng này các vong linh sẽ được trở về dương gian, là dịp để xá tội vong nhân và mang ý nghĩa vị tha giữa người sống và người đã khuất. Giúp cho những vong linh này có thể no đủ và được giảm bớt đi nhiều tội lỗi, không quấy phá gia đạo, tránh những xui rủi xảy ra ở trong tháng này.   

Vì sao người ta thường làm mâm cúng ngày rằm tháng 7 

Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm các gia đình thường sẽ chuẩn bị bao gồm ba mâm cúng, tiến hành các nghi lễ truyền thống trong ngày này. 

Mâm cúng đầu tiên là mâm cúng Phật, vì ngày lễ vu Lan rằm tháng 7 được xem là ngày rằm lớn của Phật giáo. Nên chắc chắn rằng không thể nào thiếu đi một mâm cúng thịnh soạn để dâng lên Phật, tỏ lòng cảm tạ người đã luôn phù hộ cho gia đạo bình an, yên ổn và hạnh phúc. Mâm cúng thứ hai sẽ là mâm cúng gia tiên, nhằm tỏ lòng biết ơn và thể hiện đức tính uống nước nhớ nguồn, cảm tạ tổ tiên đã luôn phù hộ cho con cháu bình an. Và mâm cúng thứ ba đó là mâm cúng chúng sanh, giúp cho các vong linh no đủ, tránh sự quấy phá và xua tan xui xẻo, cầu an yên. 

Người ta hay nói “lễ bạc lòng thành”, điều cốt lõi của việc cúng bái và chuẩn bị lễ vật là phải có lòng, có sự thành tâm và tôn kính trong đó thì mới có giá trị tâm linh. Chính vì vậy mà không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, phải thịnh soạn rình rang, mà còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cũng như là điều kiện gia đình mà tiến hành chuẩn bị lễ cúng sao cho tươm tất. Đôi lúc chỉ cần một mâm cơm ấm cúng, đơn giản là đã có thể dâng lên để tỏ lòng thành. 

Xem Thêm:  Cúng Cô Hồn Đốt Mấy Cây Nhang Có Thể Bạn Đã Biết

Chuẩn bị mâm cúng Vu lan – Rằm tháng 7 thế nào là chuẩn nghi thức 

Tùy vào từng vùng miền mà cách chuẩn bị mâm cúng ngày rằm tháng 7 là không giống nhau, do đó mà bạn có thể tham khảo những lễ vật cơ bản sau đây để biết thêm những điều hữu ích, giúp cho mâm cúng vào ngày Vu lan trở nên đủ đầy và chuẩn tâm linh hơn bao giờ hết. 

Mâm cúng rằm tháng bảy dâng lên phật 

Mâm cúng để dâng lên phật thường rất đơn giản và chuẩn bị nhanh chóng. 

  • Chuẩn bị một mâm ngũ quả trái cây (5 loại trái cây đặc trưng, có thể nhiều hơn tùy vào từng quan niệm và vùng miền; nên lưu ý chọn trái cây tươi, ngon) 
  • Chuẩn bị một bình hoa tươi (vì là cúng phật bạn nên chọn hoa cúc, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa sen hay là hoa hồng; hoa phải tươi, có lá xanh) 
  • Nước lọc 
  • Một mâm cơm chay có thể bao gồm một món xào, một món canh như là rau, nấm, chả chay,… 

Mâm cúng rằm tháng bảy dâng lên gia tiên

Ở mâm cúng phật chắc chắn phải là đồ chay, còn mâm cúng gia tiên thì hầu hết các gia đình đều làm lễ mặn. Tuy nhiên, một số gia đình phật tử, họ thường sẽ cúng chay luôn, lễ vật cũng tương tự như mâm cúng phật. Dưới đây, Đồ Cúng sẽ giúp bạn tham khảo mâm cúng mặn nhé! 

  • Cần chuẩn bị một mâm ngũ quả trái cây và một bình hoa tươi
  • Một con gà luộc (để nguyên con, có thể gà trống hoặc vịt tùy vào mỗi vùng miền) 
  • Giấy tiền vàng bạc
  • Nước trà và rượu trắng 
  • Một mâm cơm với lễ mặn như một món mặn, một món xào và một món canh là vừa đẹp. 

Cách sắp xếp là trên chay dưới mặn, thường thì bàn thờ gia tiên cũng không quá lớn, do đó, phía trên bàn thờ bạn có thể để bình hoa tươi và trái cây thôi. Còn ở phía dưới có thể đặt thêm một chiếc bàn nhỏ để đặt các món mặn sao cho gọn gàng và đẹp mắt. Có thể nói, mâm cúng gia tiên rằm tháng bảy rất đơn giản, bạn không cần phải quá cầu kỳ hay là hoa mỹ. Miễn sao có lòng là được.

Mâm cúng rằm tháng bảy dành cho chúng sinh (cúng cô hồn)

Mâm cúng này thường được chuẩn bị và tiến hành cúng chiều tối ngày 14/07 hoặc 15/07 âm lịch. Mâm cỗ cúng được đặt ở ngoài trời, thường là phía trước cửa nhà. Bao gồm những lễ vật sau 

  • Chuẩn bị một dĩa bánh kẹo 
  • Một tô cháo trắng được nấu loãng 
  • Khoai lang, bắp rang, sắn luộc, mía,… (để nguyên vỏ và cắt thành từng khúc khoảng độ 10 – 15cm)
  • Tiền lẻ
  • Giấy tiền vàng bạc thường là các dạng giấy áo 
  • Muối và gạo 
  • Chuẩn bị 2 ngọn nến để thắp, 3 ly nước lọc
Xem Thêm:  Cách tính ngày đầy tháng nam trồi nữ sụt đúng chuẩn dân gian

Sau khi tiến hành cúng, đợi nhang gần tàn, bạn có thể đem giấy tiền đi đốt, sau đó là lấy muối, gạo và tiền lẻ rải ra đường, đây được xem là một nghi thức hoàn thành giúp cho các vong linh có thể no đủ hơn, không quấy phá gia đạo và bên cạnh đó còn thể hiện ý nghĩa vị tha giữa người sống dành cho những người đã khuất. 

Những điều cần phải lưu ý trong ngày rằm tháng 7 

  • Vào ngày vu lan báo hiếu, bạn có thể đi chùa để cầu an cho cha mẹ hoặc tưởng nhớ cha mẹ. 
  • Nếu ăn chay niệm phật được trong những ngày này là rất tốt. 
  • Người ta thường sẽ thăm mộ người thân, đặc biệt là mộ cha mẹ của mình để tưởng nhớ họ. 
  • Đối với những người còn cha mẹ, hãy dành thời gian để ở bên gia đình, quan tâm, kề cạnh và chăm sóc cha mẹ. 
  • Khi cúng cô hồn rằm tháng 7 cần phải lưu ý chỉ cúng đồ chay, cúng những lễ vật đơn giản như kẹo, bánh với cháo loãng thôi. Không nên cúng lễ mặn như thịt heo, thịt gà,… để tránh sự nổi lòng tham sân si của các vong linh. 
  • Khi rải muối gạo phải đứng từ trong quăng ra ngoài nhà, không được quăng ngược lại. 
  • Lễ cúng cô hồn phải được thực hiện và hoàn tất trước khi kết thúc ngày 15/07 âm lịch. 

Ngoài những nghi thức cúng truyền thống và những điểm cần phải lưu ý trong ngày rằm tháng 7. Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan chỉ có giá trị khi bạn là một người con thực sự hiếu thảo, hãy dành thời gian cho cha mẹ khi còn có thể và luôn biết ơn họ, phụng dưỡng và yêu thương cha mẹ của mình. 

Rất hy vọng, những thông tin trong bài viết này hữu ích với bạn. Đã có thể giúp bạn biết thêm về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ngày vu lan báo hiếu – rằm tháng 7 hàng năm. Nếu bạn đang cần tham khảo dịch vụ cung cấp mâm cúng rằm tháng 7 chuẩn tâm linh, đúng phong thủy thì có thể liên hệ Đồ Cúng.

Chúng tôi là đơn vị chuyên nhận đặt làm mâm cúng cho nhiều dịp lễ truyền thống, cung cấp các mâm cúng cỗ cúng trọn gói với các lễ vật cơ bản, bạn cũng không cần phải đắn đo, đau đầu là nên chuẩn bị những lễ vật gì vì đã có chúng tôi lo hết. Mức giá cho một mâm cúng là rất phải chăng, giúp bạn tiết kiệm được chi phí một cách tối đa, bên cạnh đó, có thể lựa chọn mâm cúng đa dạng với nhiều giá thành khác nhau. Đồ Cúng cam kết có thể mang đến cho quý khách hàng những mâm cúng chuẩn tâm linh, ngon, sạch và an toàn.

>>Tìm hiểu thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *