Hiển thị tất cả 2 kết quả

Mâm Cúng Thần Tài Cần Chuẩn Bị Những Đồ Lễ Gì? Giúp Ăn Nên Làm Ra

Chuẩn bị mâm cúng thần tài đầy đủ và đúng lễ nghi không còn xa lại gì với những ai đang làm ăn buôn bán thì việc thờ cúng thần là điều tất nhiên. Tuy nhiên thờ cúng thần tài thế nào cho đúng cách và cúng bái đúng tâm linh. Thần tài là một vị thần luôn được mọi người nhắc đến trong những ngày lễ hội hay ngày cúng vía. Bất cứ ai kinh doanh buôn bán đều mong muốn việc làm ăn của mình phát tài, phát lộc gặp nhiều may mắn. Chính vì vậy, dân kinh doanh lập bàn thờ thần tài tại nơi làm ăn để cầu mong được thần tài phù hộ.

Các Mâm Lễ Vật Thần Tài, Mâm Cúng Thần Tài Thuần Việt

Mâm Cúng Thần Tài Đủ Lễ Vật Giúp Bạn Ăn Nên Làm Ra

Hiện nay cung cấp một số combo lễ vật trong Mâm Cúng Thần Tài như sau, mời bạn tham khảo:

LỄ VẬT TRONG MÂM THẦN TÀI
Mâm cúng thần tài combo 1 Mâm cúng thần tài combo 2 Mâm cúng thần tài combo 3
✓ Trái cây ngũ quả (01 phần) ✓ Trái cây ngũ quả (01 phần) ✓ Trái cây ngũ quả (01 phần)
✓ Hoa cúc kim cương (01 bó) ✓ Hoa cúc kim cương (01 bó) ✓ Hoa cúc kim cương (01 bó)
✓ Cá lóc nướng ✓ Cá lóc nướng ✓ Cá lóc nướng
✓ Giấy cúng Thần tài (1 bộ) ✓ Giấy cúng Thần tài (1 bộ) ✓ Giấy cúng Thần tài (1 bộ)
✓ Chè trôi nước (1 phần) ✓ Chè trôi nước (1 phần) ✓ Chè trôi nước (1 phần)
✓ Xôi gấc đậu xanh (01 phần) ✓ Xôi gấc đậu xanh (01 phần) ✓ Xôi gấc đậu xanh (01 phần)
✓ Tam sên (01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng) ✓ Tam sên (01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng) ✓ Tam sên (01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng)
✓ Gạo ✓ Gạo ✓ Gạo
✓ Muối ✓ Muối ✓ Muối
✓ Thuốc lá con mèo (01 gói) ✓ Thuốc lá con mèo (01 gói) ✓ Thuốc lá con mèo (01 gói)
✓ Trầu cau (01 phần) ✓ Trầu cau (01 phần) ✓ Trầu cau (01 phần)
✓ Bánh kẹo (01 phần) ✓ Bánh kẹo (01 phần)
✓ Gà luộc (01 con kèm cháo, gỏi) ✓ Gà luộc (01 con kèm cháo, gỏi)
✓ Heo quay miếng (01 phần) ✓ Heo quay sữa (01 con)
✓ Bánh hỏi hoặc bánh mì (01 đĩa) ✓ Bánh hỏi hoặc bánh mì (01 đĩa)
✓ Bia Tiger (05 lon)

Cách Cúng Thần Tài, Bài Văn Khấn Cúng Thần Tài Chuẩn

  • Bài văn khấn thần tài ngày mùng 1, mùng 10-1 và ngày rằm chuẩn:
  • Bài văn khấn thần tài hằng ngày:

Bạn Biết Gì Về Thần Tài

Thần Tài bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng của người dân Trung Hoa, phong tục này từ rất lâu đời đã du nhập vào văn hóa Việt Nam, câu chuyện về Thần Tài được thương nhân qua lại buôn bán giữa 2 nước truyền bá. Chỉ có những người làm kinh doanh buôn bán thì mới chú tâm tới việc thờ cúng ông Thần Tài.

Trước đây, phong tục này cũng có rất ít người biết đến nhưng do cuộc sống phải lo lắng đến nhiều vấn đề trong đó có kinh tế mà có nhiều cán bộ nhà nước đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh để tăng thêm thu nhập nuôi sống gia đình. Việc thờ cúng quan thần tài từ đó mà được người dân lan truyền rộng rãi.
Theo truyền thuyết bắt nguồn từ người dân Trung Hoa, tất cả có 5 vị Thần Tài, tương ứng với 1 vị trí trung tâm và 4 phương trời đất. Cụ thể có các vị thần như sau:
Trung Bân Thần Tài Vương Hợi là một vị thủ lĩnh đời thứ 7 của nước Thương vào thời nhà Hạ. Tương truyền rằng sau khi ông lên ngôi vua, ông đã phát triển nền nông nghiệp của nước Thương ngày càng mạnh hơn, việc giao thương buôn bán giữa các quốc gia cũng trở lên thuận lợi khiến cho đất nước của mà ông trị vì ngày một thịnh vượng và phồn vinh. Từ đó, người dân tôn thờ ông làm vị quan Thần Tài trong giới kinh thương.

Vào thời nhà Thương, Văn Tài Thần Tỷ Can là một nhà chính trị lỗi lạc, ông là vị quan trung thần, luôn can gián chính trực nên khiến cho Trụ Vương mất lòng.
Phạm Lãi trong thời Xuân thu Chiến quốc là một danh sĩ nổi tiếng. Ông là một người vô cùng thông tuệ, có học thức uyên thâm và giữ vai trò rất quan trọng trong việc diệt trừ nước Ngô giúp Việt Vương Câu Tiễn. Sau khi phò trợ Việt Vương trở thành bá chủ thiên hạ, Phạm Lãi đã thoái ẩn về nước Tề sau đó khai hoang buôn bán. Nhờ vào trí thông minh cùng sự thông tuệ hơn người, ông đã trở thành một đại phú, nhưng không phải vì vậy mà ông xa lánh người nghèo, thân với người giàu. Toàn bộ tài sản ông làm ra đều được đem đi bố thí cho những người nghèo, do đó, người dân đã tôn thờ ông là vị quan Thiên tài Tinh quân.

Vào cuối thời kỳ nhà Đông Hán và thời Tam Quốc, Quan Công là một vị tướng của Trung Quốc. Ông là người có tính cách kiên cường, rất trượng nghĩa và lòng trung thành cao. Ông chính là người đã góp công sức rất lớn vào việc thành lập nên nhà Thục Hán. Vào thuở thiếu thời, ông đã hành nghề bán đậu phụ, nên sau này, trong giới kinh doanh đã tôn thờ ông là vị quan Thần Tài giúp cuộc sống trở nên dễ sống hơn.
Triệu Công Minh là một người dân của nhà Tần, ông đã xa lánh đời và đi tu tại vùng núi Chung Nam thuộc Thiểm Tây, Trung Quốc. Sau này, khi đã tu thành đắc đạo, Triệu Công Minh đã ra tay hành hiệp trượng nghĩa, cứu giúp người bệnh trừ tà, ai có nỗi khổ hay oan ức đến cầu cứu thì ông đều giúp đỡ. Người làm ăn buôn bán thì tìm đến ông để cầu cho công việc làm ăn phát tài phát lộc và gặp được nhiều may mắn. Chính vì vậy, ông đã được tôn thờ là vị quan Thần Tài.

Ngoài ra, có truyền thuyết lại cho rằng Thần tài hóa thành một giai nhân tên là Như Nguyệt giúp việc cho Lái buôn u Minh. Từ khi có Như Nguyệt tới ở, nhà u Minh làm ăn rất thuận lợi, công việc thuận buồm xuôi gió, ngày một phát đạt. Vào một ngày tết của năm, chẳng may Như Nguyệt vô tình làm sai lời dặn u Minh và đã bị phạt đánh. Như Nguyệt vì rất sợ hãi nên đã chui vào đống rác để trốn nhưng rồi sau đó lại bỗng nhiên biến mất hoàn toàn. Kể từ ngày đó, u Minh ngày càng làm ăn thua lỗ và lâu dần gia cảnh trở nên sa sút nghiêm trọng rồi dẫn tới phá sản.

Sau đó, người ta đã truyền nhau để lập ban thờ Thần tài ở tại một góc nhà và hướng ra cửa. Cũng kể từ truyền thuyết này mà trong vòng 3 ngày tết, người dân thường không dọn dẹp nhà cửa bởi kiêng kị Thần Tài sẽ biến mất, làm cho việc làm ăn buôn bán kinh doanh sẽ không được may mắn và thuận lợi.

Ý Nghĩa Của Phong Tục Thờ Cúng Thần Tài

Thần Tài và Ông Địa là một cặp 2 ông quan thần được người dân thờ cúng ở dưới đất tại một góc trong căn nhà và trong một cái tủ thờ. Tủ để thờ Thần Tài thường được làm từ gỗ với kích thước khá nhỏ. Theo quan niệm về phong thủy thì ban thờ của cả Thần Tài và Ông Địa đều được đặt theo hướng thẳng tắp và hướng ra phía ngoài cửa nhà, lưng ban thờ dựa vào tường để tạo được sự vững chắc cho bàn thờ, mặt khác cũng mang ý nghĩa về sự kinh doanh và đời sống luôn vững chắc, vì vậy, tránh vị trí không chắc chắn khi đặt bàn thờ.

Không chỉ trong những ngày Tết người dân mới cúng Thần Tài và Ông Địa mà người ta cúng quanh năm, nhất là đối với những gia đình làm truyền đời trong nghề kinh doanh, buôn bán lại rất tin tưởng vào việc muốn được các vị thần phù hộ, che chở thì phải lo thật chu đáo cho các Thần Tài và Ông Địa. Vào mỗi buổi sớm khi mở cửa buôn bán kinh doanh thì người chủ kinh doanh thường thắp hương để cầu khấn với mong muốn được các vị thần che chở, phù hộ công việc làm ăn gặp nhiều may mắn, thu hút được nhiều khách hàng, làm ăn có lãi.

Nhìn ở bề ngoài thì Ông Địa có hình tượng bụng phệ, thân thể của ông trắng nõn, ngực để trần, đầu thì quấn khăn, tay ông cầm quạt và hay dẫn theo con cọp. Chính vì vậy, chúng ta cần có sự phân biệt rõ ràng về Ông Địa của Việt Nam và ông Phật Di Lặc của Trung Quốc. Phật Di Lặc trên người mang bao bố, mặt thường tươi cười và dắt theo một đồng tử. Hình ảnh Ông Địa thường được bắt gặp rất nhiều trong các đội múa lân, có vai trò quan trọng trong việc cản con lân không nhặt tiền cúng như đồ cúng của gia chủ. Trong khi Thần Tài thì trên tay hay cầm vàng, bạc còn đầu thì đội mũ mão, trang phục áo quan nghiêm chỉnh.

Người ta thường thờ cúng bằng hoa quả cho vị quan Thần Tài còn thờ cúng Ông Địa lại chỉ dùng quả chuối, café hoặc thuốc. Vào dịp Tết, người dân có xu hướng xem trọng vai trò của quan Thần Tài hơn, người dân thường cọ rửa nhà cửa sạch sẽ, khang trang và trang hoàng không gian sống cho thật đẹp để đón vị thần tài mới về. Người dân tin rằng, ngôi nhà ngăn nắp, quan Thần Tài luôn sạch sẽ thì mới hút được nhiều tài lộc, làm ăn ngày càng phát đạt.

Mâm Lễ Cúng Thần Tài Cần Phải Sắm Sửa Những Đồ Lễ Nào

Lễ cúng Thần Tài thực ra không hề khó chuẩn bị như nhiều người nghĩ nhưng cũng cần phải đảm bảo những yếu tố tâm linh quan trọng. Vì vậy, bạn chỉ cần có sự lưu tâm thì sẽ được chu đáo trong việc chuẩn bị mâm cúng cho thần tài.
Bạn đang lo lắng vì không biết chuẩn bị dùng những đồ lễ gì để cúng Thần Tài. Do việc cúng quan Thần Tài được thực hiện hằng ngày hoặc có thể là hàng tháng nên đồ cúng khá giản dị, nhưng mỗi đồ cúng đều cần phải có sự thật tâm và chân thật.

Lễ cúng Thần Tài chỉ được làm khác biệt vào đúng dịp ngày vía Thần Tài, tức là ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm. Vì vậy, rất nhiều người làm kinh doanh đổ xô đi mua vàng trong ngày vía Thần Tài. Mâm lễ cúng Thần Tài theo phong tục tín ngưỡng dân gian cần phải được chuẩn bị chu đáo hơn nhiều so với những ngày cúng Thần Tài thông thường.

Mâm cúng Thần Tài cần chuẩn bị tối thiểu gồm những lễ vật sau: Đèn dầu hoặc nến, Hương nhang thơm, Nước trắng, Chai rượu trắng, Gạo và muối hạt sạch, Giấy cúng và tiền vàng, Bao thuốc lá, Bộ tam sinh, Lọ hoa tươi, Tiền mặt đủ các mệnh giá, Bánh kẹo đủ loại, Trầu cau, Chè hay xôi.

Lễ cúng Thần Tài ở nhiều nơi còn có thể sắm sửa thêm cả bánh hỏi cùng món cá lóc nướng, điều này còn tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình.

Về cách bày biện, bạn cần lưu ý phải đặt bát gạo, bát muối cùng cốc nước ở vị trí ở giữa 2 ông Thần Tài và ông Địa, cuối năm bạn mới được thay 3 chiếc bát này. Trên bàn thờ còn có một phần rất quan trọng đó là bát nhang, vật này có ảnh hưởng vô cùng lớn tới tương lai việc kinh doanh buôn bán. Nhiều người còn cẩn thận mời thầy cúng về hộ bốc bát nhang, xem vị trí đặt phong thủy để có thể xác định chỗ đặt bàn thờ hợp hướng và hợp mệnh với người chủ. Để tránh bị đổ vỡ bát nhang, nhiều người chủ kinh doanh còn dùng keo dính dán chết bát nhang vào ban thờ.

Theo quan niệm về văn hóa tâm linh, người ta thường đặt vị trí lọ hoa và trái cây theo nguyên tắc “Đông bình, Tây quả”, tức là vị trí đặt lọ hoa thì ở bên phải còn vị trí đặt đĩa trái cây thì đặt ở bên trái. Về hoa cúng, người ta thường dùng hoa hồng hoặc hoa cúc để cúng thần tài. Trái cây cũng không cần phải quan tâm đến việc bày biện phức tạp mà chỉ cần sắm sửa đủ 5 trái cây theo mùa là được.

Nhiều người chủ kinh doanh còn đặt thêm một con cóc ngậm tiền vàng mà người ta thường gọi là cóc 3 chân mang ý nghĩa tượng trưng cho sự giàu có. Nhưng việc đặt cóc như thế nào cũng cần phải lưu ý, người ta đặt cóc thì ban ngày và tối đặt theo 2 hướng khác nhau, ngày thì quay cóc nhìn ra ngoài, tối thì cho cóc quay vào trong. Ông Cóc được đặt ở bên trái và ở phía trước ông Thần Tài.

Ngày vía thần tài là ngày nào?

Ngày thần tài còn được dân gian gọi là ngày vía thần tài, được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng giêng mỗi năm. Vậy ngày này có ý nghĩa gì trong dịp đầu năm mới, cùng tìm hiểu ngay sau đây. 

Sự tích về ngày thần tài 

Sự tích về ngày thần tài hay còn gọi là vía thần tài thì có rất nhiều truyền thuyết khác nhau mà hầu hết ai cũng đều biết. tuy nhiên hiện nay, phong tục khi thờ vị thần tài này cũng như cúng vía ngày thần thì tức vào ngày 10 tháng giêng âm lịch hoặc theo ngày 10 âm lịch mỗi tháng thì sẽ một sự tích sau:

Chuyện được kể rằng, ở dưới trần gian không có thần tài mà chỉ trên trời mới có. Vị thần này đã cai quản tiền tài và phước lộc. Trong một lần đi ngao du uống rượu, thần tài đã say quá nên bị rơi từ trời xuống hạ giới, đầu bị đập vào tảng đá nên mê mệt mà không còn nhớ gì. 

Sáng trời thì mọi người nhìn thấy một hình dáng người đang ăn mặc như đang diễn tuồng cải lương thì lại ngó lơ vì bị nhầm tưởng với người tâm thần. Ngoài ra, mọi người cũng lột sạch áo quần kèm theo mũ nón của thần tài đi đem bán. Khi tỉnh dậy, thần tài không thấy còn áo quần trên người kèm theo việc đầu bị đập vào đá nên không còn nhớ mình là ai nữa. 

Vì thần tài không hề biết việc làm dưới trần gian nên đã đi lang thang phiêu bạt khắp nơi để ăn xin. Có một cửa hàng nọ đang kinh doanh heo quay, gà vịt rất ế ẩm nhưng khi thấy thần tài thì mời vào ăn. Thần tài ăn rất nhiều và thích món heo quay, tuy nhiên, rất lạ làng là khi thần tài vào thì khách cũng vào theo rất nhiều. 

Thấy vậy, người chủ quán mới ngày nào cũng mời thần tài vào quán của mình ăn. Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng cũng chuyển sang quán của anh chàng này. 

Sau khi một thời gian trôi qua thì người chủ quán thấy Thần tài không làm gì mà cứ suốt ngày ăn uống sơn hào hải vị, lại toàn dùng tay bốc lấy thức ăn, thân thể thì bốc mùi, lang thang đầu đường xó chợ không tắm giặt. Kèm theo suy nghĩ nếu giữ thần tài ở lại thì khách sẽ không dám đến ăn cũng như hao phí đồ ăn cho kẻ ăn xin nên đã đuổi thần tài đi nơi khác. 

Quán ở đối diện ngày xưa đang rất đông khách thì hiện tại lại vắng tanh, thấy vậy liền mời thần tài vào lại, kỳ lạ thay khách hàng lại kéo đến ăn rất nhiều. Thấy vậy nên ai cũng tranh giành mời thần tài đến ăn cho bằng được tại quán của mình. Chính vì vậy nên tới nay mới có câu, thần tài gõ cửa. 

Người dân khi thấy Thần tài hiện tại không được mặc quần áo nên đã dẫn vị này đi mua trang phục. Tuy nhiên khi mọi người vào các cửa hàng mà lúc trước quần áo ông bị án thì sau khi mặc mũ áo nón vào thì ngay lúc đó ông liền nhớ lại ký ức và lập tức bay về trời. 

Mọi người xem thần tài tựa như báu vật nên đã lập một đàn thờ và tôn trọng từ đó, hóa thân là thần tài trong dáng vẻ của một người ăn xin với quần áo rách rưới. Ngày thần tài đã nhớ ra mọi chuyện bay về trời tức là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. 

Theo Bách khoa toàn thư có ghi chép thì thần tài là một trong những vị tín ngưỡng thờ của dân Việt cũng như ở một số nước tại phương Đông. Theo các truyền thuyết thì thần tài chính là Triệu Công Minh ở đời nhà Tần. Ông lánh đời và tu tập tại núi Chung Nam. 

Khi tới thời điểm đắc đạo ông đã được nhà trời phong là Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, chuyên coi sóc việc đuổi trừ những dịch bệnh ở dưới trần và cứu những người đang mắc các loại bệnh tà. 

Ngoài ra, nếu ai bị hàm oan đến cầu cứu với ông thì chắc chắn sẽ được giúp đỡ, người buôn bán nếu thờ cúng ông sẽ được mua may bán đắt. Người ta họa hình của ông là một người sở hữu dung mạo râu rậm, mặt đen, tay cầm roi và hay cưỡi cọp đen. 

Dân gian thường gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hoặc Triệu Công Nguyên Soái. Người đời cũng vẽ ông trên một tấm đĩa làm bằng kim loại để thờ cúng trên bàn thờ. Vào ngày vía thần tài tức mùng 10 tháng giêng mỗi năm, người dân thường đua nhau đi mua vàng mong được có nhiều tài lộc trong năm mới. Tuy nhiên, với các cửa hàng kinh doanh thì việc cúng thần tài sẽ được tổ chức mỗi ngày hoặc vào ngày 10 mỗi tháng âm lịch. 

Ý nghĩa của ngày Vía Thần Tài

Ngày Vía Thần Tài được người xem là một ngày lễ rất quan trọng trong dịp đầu năm và có thể ảnh hưởng đến cả một năm với những người đang làm ăn kinh doanh. Theo lịch âm của người Việt nam thì ngày vía Thần tài sẽ là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch mỗi năm. 

Trong ngày vía thần tài thì bên cạnh những người tất bật sắm sửa những lễ vật để cúng thần tài thì nhiều người cũng đã mua vàng để cầu may, hoạt động này diễn ra rất sôi nổi, thu hút được nhiều sự chú ý của các đối tượng đang làm ăn buôn bán hoặc trong giới kinh doanh. 

Vì theo quan niệm riêng thì khi mua vàng trong ngày vía thần tài sẽ là một trong những hình thức hoạt động cầu may mắn, mong cho những công việc trong năm sẽ thuận lợi và ít khó khăn hơn trong năm mới. 

Bên cạnh ngày vía thần tài được tổ chức vào mùng 10 tháng giêng thì những người làm ăn kinh doanh buôn bán vẫn thường cũng thần tài vào mỗi ngày hoặc vào mùng 10 âm lịch mỗi tháng. Tuy nhiên, vào ngày 10 tháng giêng âm lịch thì vẫn được người dân xem là ngày vía thần tài quan trọng và lớn nhất trong năm. 

Qua sự tích trên kèm theo những hoạt động trong ngày vía thần tài thì chúng ta có thể cảm nhận được những phần nào về ý nghĩa rất quan trọng trong ngày vía thần tài đối với những người đang làm ăn kinh doanh hoặc buôn bán. 

Đây không chỉ là một trong những dịp lễ để những người kinh doanh bày tỏ lòng thành kính của mình đối với những vị thần mà đã phù hộ cho họ trong suốt một năm vừa qua. Mà bên cạnh đó đây còn là ngày mong đổi vía hoặc lấy vía có nghĩa là xin những điều may mắn từ thần tài để phù hộ cho những người chủ luôn có một năm làm ăn sung túc. 

Bên cạnh việc mua vàng, tích trữ vàng vào ngày vía thần tài để lấy may, tượng trưng cho sự giàu sang phú quý thì người ta còn tin tưởng rằng, nếu mua vàng trong ngày này rồi cất trong tủ, bỏ trong ví hoặc để những vị trí gần gũi với gia đình sẽ mang lại tài lộc và may mắn cho cả năm. 

Ngày vía thần tài bạn cần làm gì ?

Ngoài việc bạn quan tâm ngày vía thần tài hoặc cúng thần tài mỗi tháng là ngày nào thì bạn cũng cần quan tâm và chú ý đến việc những gì nên làm và không nên làm để có được sự thành tâm cho các vị cao nhất. 

Làm lễ đón thần tài

Trước hết, bạn cần phải làm một vài lễ đón thần tài từ nơi làm việc của mình. Đầu tiên bạn cần phải có 1 bàn thờ có thần tài với các nội dung như: 1 khảm nhỏ được sơn son thếp vàng, có 1 bài vị của thần tài được đặt bên trong của khảm, 1 bát hương được đặt bên trên khay vàng giấy phía trước bài vị, có thêm 2 cây đèn nhỏ đặt ở 2 bên bát hương, 3 chén nước và 2 chén rượu đặt phía trước của khay nước. 

Sau khi đã xác định ngày của thần tài thì trước đó bạn nên lau dọn lại bàn thờ. Bạn cần phải chuẩn bị 1 chậu nước nhỏ chỉ dùng để lau dọn, tẩy uế bàn thờ, đổ nước lá bưởi hoặc nước sạch có pha thêm ít rượu. Dùng khăn dành riêng để lau tượng để tiến hành làm sạch tượng thần tài kèm theo ông địa. Sau đó cần phải vệ sinh các đồ thờ cúng, lau dọn bàn thờ cho sạch sẽ và tiến hành sắp xếp lại như vị trí ban đầu. 

Những điều kiêng kỵ trong ngày thần tài

Sau khi bạn đã biết ngày thần tài và làm sạch bàn thì vấn đề tiếp theo bạn cần quan tâm chính là những điều kiêng kỵ trong ngày này. Việc kiêng kỵ đầu tiên chính là không để tượng còn ướt mà đã tiến hành cúng vái. Ngoài ra, bàn thờ phải được lau dọn sạch sẽ, những đồ thờ cúng phong thủy khác cũng được lau thường xuyên, không nên đợi tới ngày thần tài mới tiến hành làm sạch. 

Ngoài ra, bạn cần tránh việc đặt bàn thờ ở những nơi không sạch sẽ nhất là những vị trí như gần nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà tắm, nơi phơi đồ, bồn rửa… không sử dụng đèn điện nháy vì rất bất kính. Nên sử dụng đèn dầu hoặc nến hoặc dùng đèn không nháy. Người xưa thường cho rằng, dùng đèn điện nháy sẽ sinh ra khí không tốt, ảnh hưởng đến việc thờ cúng. 

Tiếp theo, bạn cần phải mặc quần áo nghiêm túc, chỉnh tề, không được mặc quần áo lôi thôi xuề xòa, luộm thuộm. tuyệt đối không mặc quần áo rách rưới. Nhiều gia đình sau khi thắp hương xong sẽ chia sẻ các lộc cúng cho người khác. 

Điều này là điều cấm kỵ trong việc thờ cúng thần tài vì dân gian cho rằng, nếu lộc trong ngày này mà mang đi chia cho người ngoài, tức là mình sẽ không nhận được những tài lộc đó, mà những những khác sẽ nhận được. 

Muối gạo sau khi cúng lễ thì gia chủ nên cất đi, nước không nên đổ ra bên ngoài mà phải hắt vô nhà mình với ngụ ý lộc tài sẽ đi vào nhà chứ không đi ra, giữ nguyên những may mắn và tài lộc trong gia đình. 

Mâm cúng thần tài gồm có những gì?

Nếu như những ngày bình thường bạn hay cúng chay bằng xôi, hoa quả bánh kẹo thì trong ngày vía thần tài bạn cần phải chuẩn bị đồ cúng mặn và chu đáo hơn. Để chuẩn bị mâm cỗ bạn cần có 1 mâm ngũ quả, 1 bình hoa, 1 con tôm, 1 con cua, 1 con cá lóc nướng, 1 miếng heo quay, 1 chum rượm, muối, gạo và thuốc lá. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị mâm cũng theo riêng ý mình để bày tỏ những sự thành tâm nhất trong ngày vía thần tài. Trên đây là những thông tin về ngày thần tài, nếu có những thắc mắc nào khác, hãy theo dõi chúng tôi để đọc thêm những thông tin hữu ích nhé.

Bạn đang quan tâm tới việc mâm cúng Thần Tài cần bao gồm những đồ lễ gì và chưa biết sắm sửa ra sao. Hãy liên hệ ngay, Website: tới dịch vụ cung cấp mâm cúng để đặt mâm cúng trọn gói với giá ưu đãi nhất.