Mâm cúng tất niên gồm những gì cho chuẩn Việt Nam?

Đối với các gia đình, cơ quan, công ty thì việc cúng cuối năm rất được chú trọng. Bởi đây là lúc họ nhìn lại 1 năm đã qua và gửi lời cảm ơn đến thần linh đã gia hộ.

Do đó việc chuẩn bị 1 mâm lễ cúng tất niên chuẩn là điều mà mọi người đều mong muốn. Vậy mâm cúng tất niên đầy đủ sẽ bao gồm những gì? Cách cúng tất niên sẽ được thực hiện như thế nào? Thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

Cúng tất niên cuối năm vào ngày nào?

Thông thường nhiều gia đình sẽ chọn ngày 30 Âm Lịch (30 tết) để cúng tất niên. Nếu năm thiếu mọi người sẽ tổ chức vào ngày 29 tết. Vì đây là ngày cuối cùng của năm và chào đón năm mới. 

Tùy vào điều kiện thời gian, công việc…mà nhiều gia đình sẽ tổ chức sớm hơn như: 25, 26, 27, 28…. Và hầu hết mọi người sẽ chọn sau ngày 23 tháng chạp vì đây là ngày đưa ông Táo về trời. Nhưng nhìn chung tốt nhất vấn là 2 ngày cuối năm.

Chọn cúng tất niên giờ nào tốt?

Mỗi gia đình sẽ lựa chọn giờ cúng tất niên khác nhau. Nhưng giờ tốt mà hầu hết mọi người đều lựa chọn để cúng tất niên thường là 9h -11h (giờ thìn) hoặc 17-19h (giờ dậu). Khung giờ này vừa giúp mọi người có thêm thời gian chuẩn bị mâm lễ, vừa thuận lợi để các thành viên trong gia đình sum vầy. 

Lễ vật mâm cúng tất niên gồm những gì?

Lễ cúng tất niên mang đến nhiều ý nghĩa trong đời sống tâm linh của người Việt. Phong tục này dần trở thành nét văn hóa độc đáo của nước ta. Dù là gia đình hay công ty, quán kinh doanh….cũng đều có lễ cúng tất niên cuối năm. Riêng gia đình có thờ ông bà tổ tiên sẽ sắm sửa thêm mâm lễ cúng gia tiên và thực hiện nghi lễ rước ông bà.

Mâm lễ cúng tất niên cuối năm gồm những gì?

Việc chuẩn bị tâm lễ cúng tất niên cuối năm quan trọng nhất là sự thành kính. Vật phẩm cúng sẽ tùy vào điều kiện của mỗi gia đình. Đặc biệt mỗi vùng miền sẽ có quan niệm về lễ vật khác nhau nhưng mâm lễ cơ bản sẽ bao gồm:

  • Gà trống tơ luộc hoặc heo sữa quay nguyên con
  • Mâm ngũ quả, hoa tươi, giấy tiền vàng mã, nhang, đèn cầy, trầu cau
  • Rượu, nước, gạo, muối, hạt nổ, kẹo…
  • Banh chưng, bánh tét
  • Chè, xôi
  • 1 món canh
  • 1 món xào
  • 1 món chiên
  • Chả lụa, ram

Mâm cơm cúng tất niên cuối năm với các lễ vật đầy đủ

Mâm lễ cúng gia tiên dịp tất niên gồm những gì?

Mâm lễ cúng gia tiên cuối năm về cơ bản sẽ không khác nhiều so với mâm lễ cúng tất niên. Nhưng theo quan niệm đây là cúng cho ông bà của mình nên gia đình thường nấu những món mà người nhà yêu thích đi kèm theo.

Những gia đình có điều kiện hơn thì có thể chuẩn bị thêm các lễ vật phù hợp với vùng miền đó.

  • Như miền Bắc sẽ có món hà luộc lá chanh, giò lụa…
  • Miền Nam thì thịt kho nước dừa, củ kiệu.
  • Miền Trung sẽ là mì quảng, thịt heo luộc…

Bên cạnh đó nhiều gia đình sẽ chọn sắm mâm cỗ chay để dâng ông bà, tổ tiên. Điều đó vẫn được bạn nhé, vì chủ yếu là tấm lòng thành của gia đình. Nhưng dù bất kể là mâm cỗ mặn hay chay thì khi sắp xếp bày biện bạn nên bố trí ngay ngắn, trang trọng. 

Đặt ngay mâm cúng tất niên cuối năm đầy đủ lễ vật có tại Đồ Cúng

Bài văn khấn tất niên chuẩn Việt Nam

Nội dung văn khấn bài cúng cuối năm tất niên như sau:

Nội dung văn khấn bài cúng tất niên chuẩn tâm linh Việt Nam

Hướng dẫn cách cúng tất niên đơn giản

Tùy theo từng vùng miền thì nghi lễ cúng tất niên cuối năm sẽ khác nhau, nhưng trên đây là nghi thức cúng chuẩn Việt nhất.. Hy vọng thông qua bài viết “mâm cúng tất niên gồm những gì” sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện lễ cúng trọn vẹn. Chúc bạn và gia đình có những buổi cúng tất niên trọn vẹn và đầm ấm nhất. 

Gợi ý cách cúng, bài văn khấn cúng chuẩn tâm linh

Xem Thêm:  Cúng thôi nôi đầy năm cho bé ngày âm hay ngày dương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *