Khi Làm Nhà Bạn Nên Thực Hiện Các Lễ Cúng Nào?

Đối với người Việt làm nhà là điều vô cùng quan trọng, bởi đây chính là nơi gắn bó với cuộc sống của họ về sau. Còn theo quan niệm tâm linh nhà bạn chính là nơi mà sau này các vị Thần Linh, Ông bà tổ tiên sẽ ngự. Chính vì lẽ đó mà khi làm nhà mọi người sẽ phải thực hiện rất nhiều nghi lễ cúng khác nhau.

Tuy trong thời kỳ hiện đại ngày nay một vài nghi lễ cúng của nước ta đã được lược bỏ bớt. Thế nhưng rất nhiều nghi lễ quan trọng được xem là truyền thống, nét đẹp Việt Nam vẫn giữ đến tận ngày nay. Theo quan niệm tâm linh, dân gian thì các nghi lễ cúng đều mang đến ý nghĩa, giá trị riêng nên bạn phải thực hiện đúng và chu toàn nhất. Đối với việc cúng nhà mới cũng vậy để quá trình được thực hiện đúng tiến độ, mọi việc đều diễn ra suôn sẻ, thuận lợi thì nhất định bạn phải thực hiện các nghi lễ cúng. Vậy các lễ cúng phải thực hiện khi muốn làm nhà là gì? Và ý nghĩa, sự quan trọng của các nghi lễ này là gì? Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Các lễ cúng khi làm nhà chúng ta nên thực hiện là gì?

Theo ông bà ta ngày xưa thì lễ cúng khi làm nhà sẽ bao gồm nhiều nghi thức cúng khác nhau như: 

  • Lễ động thổ khởi công
  • Lễ phát mộc
  • Lễ cất nóc
  • Lễ tang giá (đổ cột nhà)
  • Lễ làm cổng ngõ
  • Lễ nhập trạch
  • Lễ động sàn
  • Lễ tân gia

Đây chính tất cả những nghi lễ chúng ta sẽ thực hiện khi muốn làm nhà đối với quan niệm xưa của ông bà. Tuy nhiên với nhiều nghi thức rườm rà như vậy sẽ khiến cho gia đình mất nhiều thời gian để thực hiện và gặp không ít khó khăn trong quá trình chuẩn bị. Vì lẽ đó mà dần dần các nghi lễ này đã được lượt bớt còn giữ lại 5 nghi lễ chính và được thực hiện ngày nay mỗi khi ‘bạn muốn làm nhà đó là:

  • Lễ cúng động thổ khởi công
  • Lễ cất nóc hay còn gọi là lễ thượng lương
  • Lễ làm cổng ngõ
  • Lễ nhập trạch
  • Lễ tân gia

Vì sao khi muốn làm nhà bạn phải thực hiện các nghi lễ này?

Từ ngày xưa đến nay nghi lễ cúng là một trong những nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Nó mang đến nhiều giá trị truyền thống cùng với đó là các ý nghĩa về tâm linh. Đối với các nghi lễ cúng khi làm nhà cũng vậy, mỗi một nghi thức sẽ mang đến vai trò và ý nghĩa khác nhau. Sự quan trọng của những nghi lễ này luôn có mối liên quan đến cuộc sống, sự nghiệp của mọi người trong gia đình. Dưới đây sẽ là ý nghĩa của từng nghi lễ mà bạn phải thực hiện khi muốn xây dựng nhà.

Xem Thêm:  Sắm lễ vật cúng động thổ xây dựng nhà cửa công trình và 6 điều cần lưu ý

>>Tham khảo thêm:

Lễ động thổ khởi công làm nhà

Theo quan niệm tâm linh của ông bà xưa thì trên mỗi vùng đất đều có các vị Thần cai quản riêng. Nên khi chúng ta muốn xây dựng công trình trên bất kỳ mảnh đất nào đều phải thực hiện nghi lễ để xin phép, báo cáo đến các vị Thần Linh cai quản nơi đây. Việc làm này không chỉ để tránh bị Thần Linh quở trách mà qua đó các Ngài sẽ biết đến sự hiện diện của gia đình bạn và từ đó sẽ bảo vệ, che chở cho mọi người.

Bên cạnh sự hiện diện của các vị Thần Linh thì trên mỗi vùng đất đều có các vong linh, cô hồn sinh sống. Nên khi muốn xây dựng nhà trên mảnh đất này chúng ta phải làm lễ cúng để báo cho các vong linh biết để cầu xin nếu ai đang ở đây thì họ có thể sang nơi khác để sinh sống một cách vui vẻ nhất. Đối với những vùng đất ngày trước là nơi thờ cúng hay từng là nghĩa địa thì việc làm này vô cùng quan trọng mà mọi người phải lưu ý. Không chỉ có vậy lễ cúng này còn là lúc để gia đình tiến hành bố thí cho các vong linh sinh sống xung quanh, mong cầu họ sẽ để gia đình được bình yên mà không quấy phá.

>>Mâm cúng động thổ

Khi gia đình tiến hành khấn vái xong chủ thầu nhà sẽ tiến hành vái lạy cầu xin tổ nghề phù hộ cho việc xây dựng nhà được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, kịp tiến độ. Sau cùng gia chủ sẽ đặt viên gạch đầu tiên xuống mảnh đất này nơi mà sắp thực hiện việc xây dựng nhà. Viên gạch này sẽ được giữ cố định mãi về sau nên khi đặt mọi người luôn phải tính toán kỹ. 

Có thể nói lễ cúng động thổ khởi công làm nhà có ý nghĩa rất quan trọng đối với các gia đình. Nghi lễ này mang đến nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà chúng ta phải chú trọng để mang lại điều tốt lành nhất cho gia đình trong suốt quá trình thi công và cả cuộc sống sau này.

Lễ cất nóc (thượng lương)

Lễ cất nóc là một nghi lễ bắt buộc phải thực hiện khi bạn làm nhà, vì đối với quan niệm của các gia đình Việt thì nóc nhà rất quan trọng. Nóc chính là bộ phận che mưa, che nắng, chống chịu với những tác động khắc nghiệt của thời tiết để bảo vệ sự bình an cho mọi người trong gia đình. Bên cạnh đó nóc còn là nơi bảo vệ cho toàn bộ căn nhà mà nhà thường có sự trú ngụ của các vị Thần Linh, ông bà tổ tiên. Nên khi thực hiện việc cất nóc mọi người bắt buộc phải làm nghi lễ cúng để tránh những điều bất trắc, không tốt sau này.

Xem Thêm:  Hướng Dẫn Cách Nấu Phở Bò Thơm Ngon

>>Mâm cúng lễ cất nóc: 

Khi thực hiện nghi lễ cất nóc gia chủ sẽ cầu xin các vị Bề Trên phù hộ cho những công đoạn sau cùng được thực hiện trôi chảy, để ngôi nhà được hoàn thiện trong niềm vui vẻ của tất cả mọi người. 

Lễ cúng mở cổng ngõ ngôi nhà

Theo quan niệm tâm linh của Việt Nam nói riêng và các nước Á Đông nói chung nghi lễ cúng mở cổng ngõ rất được xem trọng. Bởi đây chính là nơi ngự của 2 vị Thần Ngõ- Vị thần sẽ bảo vệ, che chở cho gia đình bạn trước các sự xâm hại không tốt. Nên chúng ta phải thực hiện nghi lễ cúng để cầu xin các vị giúp đỡ, luôn bảo vệ cho gia đình và khi sinh sống ở đây mọi người sẽ gặp được nhiều may mắn. 

Không những thế theo quan niệm phong thủy khi cổng ngõ xây dựng vách lệch lạc, cửa xiên quẹo… sẽ ảnh hưởng đến tâm trí gia chủ khiến họ dễ đưa ra những quyết định không đúng đắn. Đặc biệt khi chọn sai hướng làm cổng ngõ sẽ khiến gia đình bị hao hụt tài sản và gặp nhiều điều xấu. Chính vì lẽ đó khi tiến hành xây dựng cổng ngõ nhà mình các bạn phải lựa chọn hướng hợp lý (sẽ hợp với bản mệnh của gia chủ), kích thước cổng ngõ phù hợp. Để biết được chính xác điều đó bạn phải nhờ đến các thầy phong thủy có nhiều kinh nghiệm giúp đỡ nhé.

Lễ nhập trạch

Lễ cúng nhập trạch chắc hẳn đã quá quen thuộc đối với mọi người đúng không? Vì dù là công trình lớn hay nhỏ, nhà ở hay công ty, trường học….hoặc chuyển đến nhà ở mới đều phải thực hiện nghi lễ này. Đây chính là nghi lễ mà gia đình bạn xin phép các vị Thần Linh, Ông bà tổ tiên….chính thức được sinh sống tại nơi này. 

Khi tiến hành lễ cúng nhập trạch gia chủ sẽ dùng gạo rang trộn với nước sau đó rắc ở 4 góc nhà (để làm phép) bày tỏ với các vị thần là đất đã liền lại như cũ. Việc làm phép này sẽ giúp “long mạch” nhà bạn được nguyên vẹn, từ đó các vị Thần sẽ che chở, ban phước lành cho mọi người và giúp cuộc sống của gia đình bạn luôn êm ấm, hạnh phúc.

>>Mâm cúng lễ nhập trạch:

Bên cạnh đó trước khi tiến hành nhập trạch gia đình sẽ thực hiện việc xông nhà, điều này mang ý nghĩa xua đuổi điềm xấu, điều không may và những tà khí. Để khi gia đình bắt đầu sinh sống ở đây sẽ gặp nhiều may mắn, thịnh vượng và ấm êm hơn. 

Lễ tân gia (lễ về nhà mới)

Khi kết thúc quá trình xây dựng nhà, hoàn thành lễ nhập trạch gia đình sẽ tiến hành nghi lễ về nhà mới. Đây chính là dịp để gia đình xin phép rước các vị Thần Linh, Ông bà Tổ tiên đến nơi ở mới. 

Xem Thêm:  Mâm Cúng Ông Công Ông Táo Cần Những Gì?

Và đây cũng chính là dịp gia đình vui mừng vì kết thúc quá trình xây dựng nhà, và hoàn thiện một cách êm đẹp. Vào ngày này các gia đình sẽ tổ chức bữa tiệc rượu mời họ hàng, bạn bè, làng xóm đến chung vui với mình. Theo quan niệm dân gian vào ngày về nhà mới sự xuất hiện của nhiều người sẽ mang đến sự ấm cúng, náo nhiệt, xung túc cho gia đình. Đặc biệt vào ngày này mọi người đều luôn nói cười vui vẻ và mang đến những lời chúc tốt lành cho gia đình. Điều đó sẽ mang lại vận khí tốt, sự hưng thịnh, may mắn sẽ đến với gia đình trong căn nhà mới này.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện các nghi lễ làm nhà mới

Có thể thấy các nghi lễ này đều mang đến ý nghĩa rất lớn đối với sự bình an, tài lộc, may mắn…của các gia đình. Nên khi thực hiện chúng ta cần phải chuẩn bị mọi thứ tốt nhất, chỉnh chu nhất để được các vị Thần Linh, ông bà tổ tiên, các vị khuất mặt….chứng giám. 

Để tránh những thiếu sót ngoài ý muốn khiến Bề Trên quở trách, khi thực hiện các nghi lễ này bạn cần lưu ý:

  • Khi thực hiện bất cứ nghi lễ nào (trong 5 nghi lễ trên) bạn đều phải lựa chọn ngày lành, tháng tốt, giờ đẹp hợp với tuổi và bản mệnh gia chủ.
  • Vào đúng ngày chọn bạn sẽ phải chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm theo đúng phong tục của nước ta. Cùng với đó là bày biện lễ vật sao cho bắt mắt, đúng theo quan niệm, quy định xưa của ông bà để lại.
  • Nghi thức cúng phải được thực hiện đúng giờ, tránh làm trễ giờ lành sẽ không mang lại may mắn cho gia đình và ngược lại phải đối mặt với điều không hay.
  • Lòng thành chính là yếu tố quan trọng trong các nghi lễ cúng, chính vì lẽ đó khi thực hiện các nghi thức gia đình phải thành tâm, cung kính. Có như thế những điều mong cầu của gia đình mới được thần linh minh chứng.
  • Trong ngày thực hiện các nghi lễ nên tránh việc cãi vã, khóc lóc, đổ vỡ đồ đạc….vì theo quan niệm dân gian đây là kiêng kỵ.

Các nghi lễ cúng khi làm nhà vừa được chia sẻ đều mang ý nghĩa quan trọng đối với các gia đình vẫn được gìn giữ đến tận ngày nay. Chính vì thế để có được điều mình mong muốn và cuộc sống sau này tốt hơn bạn phải thực hiện tốt các nghi lễ đó. Và để có được nghi lễ đúng chuẩn, tránh những sai sót không đáng có bạn hãy gọi ngay đến Đồ Cúng. Đơn vị sẽ thay bạn lo liệu tất cả, từ đó sẽ giúp mọi người an tâm hơn, không phải lo lắng về việc thực hiện các nghi lễ này. 

>>Tìm hiểu thêm về các mâm cúng tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *