Tìm Hiểu Tục Lệ Cúng Rằm Tháng Chạp Của Người Việt

Cúng rằm tháng chạp là một trong số rất nhiều tục lệ thờ cúng có từ lâu đời của người Việt.  Mỗi tục lệ đều mang một ý nghĩa và nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng riêng. Nó được lưu giữ và truyền lại qua các thế hệ cho đến ngày hôm nay vẫn giữ nguyên giá trị.

Trong tín ngưỡng thờ cúng, tâm linh của người Việt, tục lệ cúng kiếng ngày rằm. Là một trong những nét đẹp văn hóa thờ cúng lâu đời. Nó thể hiện lòng thành kính của gia chủ đến với tổ tiên và các vị quan quân thần thánh. Cầu mong cho cuộc sống bình yên, thuận hòa, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt và tránh khỏi các tai ương… Tục cúng rằm tháng chạp cũng là 1 trong những tục lệ đó.

Vào những dịp cuối năm, người dân Việt dù bận rộn đến đâu. Cũng không thể không thực hiện 3 lễ cúng quan trọng trong tháng 12 – tháng cuối cùng của năm. Bao gồm: cúng rằm tháng chạp, cúng ông công ông táo và lễ cúng tất niên. Theo đó, tục lệ cúng rằm tháng chạp là 1 trong số 3 tục lệ quan trọng không thể thiếu. Để kết thúc 1 năm cũ và chuyển giao sang năm mới mà bất cứ gia đình nào cũng mong muốn chuẩn bị cho thật tươm tất.

Tục lệ cúng rằm tháng chạp mang nhiều ý nghĩa sâu sắc

Tháng chạp, hay tháng 12 âm lịch, từ xa xưa còn được biết đến với cái tên “tháng củ mật”. Theo lý giải nôm na, bởi tháng đó nhiều trộm đạo, cụ mật. Có nghĩa là kiểm soát và cẩn mật. Nghĩa là kiểm soát cẩn thận đề phòng trộm cắp vào những ngày cuối năm.

Dân gian truyền tai nhau rằng, tháng 12 âm lịch không những là tháng làm ăn của những người thiện lương. Mà còn là tháng làm ăn của những kẻ không lương thiện. Vì suy cho cùng cuối năm ai cũng có nhu cầu Tết. 

Do đó, những tháng cuối năm này trộm cắp tăng cường tăm tia để có món nọ, món kia. Không những thế, cho đến nay tháng chạp còn được gọi là tháng củ mật. Vì theo quan niệm của dân ta, từ xưa cho rằng đây là tháng xui xẻo. Dễ tốn hao tiền của, tai bay vạ gió với những lý do khác nhau. Nhưng chung quy lại là đen và đắng như củ mật.

Do đó, mỗi khi đến rằm tháng chạp, tức 15/12 âm lịch hàng năm. Các gia đình Việt sẽ chuẩn bị các mâm cúng rằm tháng chạp. Với mục đích tiễn năm cũ, đón năm mới và cầu mong cho 1 năm bình an, làm ăn thuận buồm xuôi gió.

Xem Thêm:  Mâm cúng 12 bà mụ đặt ở đâu. Chuẩn tâm linh Việt Nam

Không những thế, rằm tháng chạp còn là lễ sớm nhất trong 3 lễ lớn cuối năm. Đây cũng là bước đánh dấu cho sự tất bật sắp tới cho một mùa Tết Nguyên Đán truyền thống sắp đến.

Vì sao có tục lệ cúng rằm tháng chạp?

Trong văn hóa của người Việt, ngày rằm còn được gọi là ngày Vọng. Đây là thời gian mà mặt trời và mặt trăng thông suốt, giao hòa tự nhiên. Nên thế giới tâm linh và thế giới trần gian tương thông. Do đó, con người ta có niềm tin rằng, vào ngày này chỉ cần con người thành tâm khấn nguyện. Thì thần linh hoặc những người đã khuất sẽ cảm ứng được và lời khẩn cầu đó sẽ được đáp lại.

Không những thế, vào thời điểm khi trời đất đều thông tỏ như vậy. Con người ta cũng sẽ tự cảm thấy được sự trong sáng, thuần khiết và thanh sạch của tâm hồn. Nghi lễ cúng rằm được xem như một cách thức. Để con người tự rửa tội, tự kiểm điểm lại bản thân. Để hướng tới điều thiện, đẩy lùi những điều tội lỗi, xấu xa bên trong con người. Dù chỉ là trong tâm thức.

Mặt khác, tục lệ cúng rằm còn mang ý nghĩa tâm linh, thức tỉnh, tưởng nhớ và gửi gắm hi vọng. Khi thực hiện nghi lễ, người ở trần gian sẽ có thời gian lắng đọng để nhớ về tổ tiên, ông bà. Cầu nguyện tới thần linh về cuộc sống mới tốt đẹp và tự nhắc nhở bản thân sáng suốt, hướng thiện. Lúc này, cùng với sự kết hợp của khói hương, thiên đại và cảm ứng từ tâm thức. Con người sẽ mang tới an lạc, giao lưu trần gian và âm thế.

Do đó, cúng rằm tháng chạp cũng giống như các ngày rằm khác trong năm. Nhưng vì đây là ngày rằm cuối cùng trong năm. Nên tâm thế của mỗi người cũng có phần khẩn trương hơn. Và mong muốn chuẩn bị lễ cúng chu toàn, tươm tất hơn.

Bởi các gia đình đều muốn thể hiện sự chỉnh chu, trọn vẹn. Trong cả một năm vừa qua thông qua lễ cúng rằm. Đồng thời, đây là lễ đánh dấu cho những tháng trước tết. Tháng mừng cho một năm mới sắp khởi động.

Từ 15 tháng 12 âm lịch hàng năm, người Việt sẽ bắt tay vào chuẩn bị các vật dụng. Để thực hiện các nghi lễ cần thiết để hoàn tất năm cũ và đón năm mới. Vì thế, lễ cúng rằm tháng chạp mặc dù không khác biệt.

So với những ngày rằm khác nhưng chính vì thời điểm cuối năm. Mà làm cho nó trở lên ý nghĩa hơn, sâu sắc hơn. Tục lệ cúng rằm tháng chạp từ đó mà cũng trở thành 1 tục lệ không thể bỏ qua trong năm.

ĐẶT MÂM CÚNG RẰM CỦA ĐỒ CÚNG

Thời gian đẹp nhất để cúng rằm tháng chạp năm 2021

Theo ông bà ta truyền lại, lễ cúng ngày rằm tháng chạp tuy không có quy định cụ thể về ngày giờ thực hiện. Tuy nhiên cũng không vì thế mà người ta thực hiện quá sớm hay quá muộn. Hằng năm, lễ cúng rằm tháng chạp sẽ được thực hiện vào chính rằm. Tức ngày 15/12 âm lịch hàng năm. 

Xem Thêm:  Lễ cúng mùng 1 hàng tháng và những điều mà bạn chưa biết

Tuy nhiên, nếu vì công việc bận rộn hoặc những lý do nào đó. Không thể thực hiện lễ cúng vào chính rằm. Thì các gia đình có thể tiến hành lễ cúng rằm tháng chạp vào ngày trước đó, tức ngày 14/12 âm lịch. Ngoài 2 ngày này thì việc cúng rằm tháng chạp vào những ngày khác đều không còn ý nghĩa.

Trong năm Tân Sửu 2021, ngày rằm tháng chạp rơi vào thứ 2 ngày 17 tháng 1 năm 2022 dương lịch. Tức ngày Canh Ngọ, tháng Tân Sửu, năm Tân Sửu. Theo lịch vạn niên. Trong ngày này có những giờ hoàng đạo sau: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h). Các gia đình có thể lựa chọn 1 trong các khung giờ trên. Để tiến hành làm lễ cúng rằm tháng chạp Tân Sửu. 

Vì ngày chính rằm năm nay rơi vào thứ hai, là ngày đầu tuần. Do đó, các gia đình có thể thực hiện lễ cúng rằm tháng chạp vào ngày chủ nhật. Tức ngày 16 tháng 1 năm 2022 để thuận tiện, không bị ảnh hưởng đến công việc thường nhật.

Theo đó, mọi người có thể thực hiện lễ cúng vào các khung giờ hoàng đạo. Như Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h). Tuy nhiên, không nên thực hiện lễ quá sớm hoặc quá muộn.  Thời gian làm lễ tốt nhất nên thực hiện vào gần trưa hoặc xế chiều.

Yêu cầu về mâm lễ cúng rằm tháng chạp

Mâm lễ cúng ngày rằm tháng chạp thường không quá cầu kỳ. Giống như các nghi lễ truyền thống khác, lễ cúng rằm tháng chạp. Cũng cần chuẩn bị 2 phương diện là đồ lễ và văn khấn. Trong đó, đồ lễ là những lễ vật để dâng lên thần linh và gia tiên.

Văn khấn là bài khấn nguyện mà gia chủ muốn gửi gắm đến các bậc thần linh, gia tiên. Mâm lễ cúng rằm tháng chạp cũng giống như mâm lễ cúng rằm khác trong năm. Không có yêu cầu riêng đặc biệt nào khác.

Đồ lễ cúng rằm tháng chạp, tùy vào mỗi gia đình mà có thể làm lễ cúng chay hay cúng mặn. Với gia đình đơn giản có thể chỉ cần cúng lễ chay gồm trầu cau, hoa tươi, trái cây tươi, đèn hương, nến và nước. Trong đó, các loại trái cây thường được sử dụng như phật thủ, cam, táo, chuối, lê, dưa hấu… Các loại hoa tươi thường dùng là hoa cúc, hoa huệ.. những loài hoa mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt.

Bên cạnh đó, với những gia đình tươm tất hơn có thể bày biện mâm lễ mặn cúng rằm tháng chạp. Các món ăn mặn truyền thống có trong mâm cỗ như xôi gấc màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Gà luộc mang ý nghĩa cho sự sung túc.

Nem rán, giò chả, món xào, canh măng và bánh chưng. Để thể hiện cho không khí tết cận kề, mâm cỗ càng thêm đầm ấm. Đồ lễ để thực hiện tục lệ cúng rằm tháng chạp không cần cầu kỳ, quan trọng. Là thành tâm, thành ý và thể hiện sự trân trọng của gia chủ. 

Xem Thêm:  Các Nghi Lễ Khi Xây Nhà Mới Không Thể Thiếu

Trong ngày rằm tháng chạp, bên cạnh việc bày biện mâm cỗ và chuẩn bị văn khấn. Ở một số địa phương còn có phong tục viết sớ cầu an tại chùa cho các thành viên trong gia đình. Nhằm gửi đến các thần linh lời khấn cầu mong cho tất cả thành viên trong gia đình. Được bình an, hóa giải hoạn nạn tai ương.

Ai là người thực hiện lễ cúng rằm tháng chạp trong gia đình?

Không có quy định cụ thể nào về người được phép thực hiện lễ cúng rằm tháng chạp trong gia đình. Tuy nhiên, người cúng lễ rằm tháng chạp thường là người lớn tuổi nhất nhà. Hoặc là trưởng nam, trưởng nữ và những người có tiếng nói, có uy tín trong gia đình.

Dù bất kỳ là ai thì trước khi làm lễ, người thực hiện phải tắm gội sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Thể hiện sự trang nghiêm và trịnh trọng khi làm nghi lễ thờ cúng. Bên cạnh đó, việc cầu khấn cúng bái phải thật sự thành tâm. Một lòng kính lễ để gia tiên, thần phật có thể chứng nhận được tấm lòng thành kính của người làm lễ.

Tuyệt đối không được cợt nhả, cười đùa hay cãi cọ đánh chửi nhau khi đang hành lễ. Điều này được áp dụng với tất cả mọi người trong phạm vi tham gia buổi lễ và thực hiện lễ cúng.

Một số điều kiêng làm trong ngày rằm tháng chạp 

Trong ngày rằm tháng chạp, người ta quan niệm một số điều cần phải kiêng kị. Để năm mới được bình an, vui vẻ và hạnh phúc. Ví dụ như:

Kiêng vay mượn tiền bạc bởi người xưa cho rằng, vào ngày này khi vay mượn tiền bạc. Nó sẽ trở thành món nợ của năm mới, khiến việc kinh doanh, làm ăn. Của năm sau gặp nhiều khó khăn do tài khí thất tán. 

Kiêng làm việc hại người hay suy nghĩ xấu xa trong ngày này. Bởi khi ắt tâm hại người sẽ  bị bề trên quở trách và giáng họa cho chính mình.

Ngoài ra, trong ngày rằm tháng chạp này người ta còn kiêng gây gỗ, cãi cọ đánh nhau. Hay kiêng làm đổ vỡ bát đũa trong nhà được coi là điềm báo rạn nứt tình cảm, hao hụt tiền bạc.

Ngày nay với nhịp sống bận rộn, nhiều gia đình thường không có thời gian. Để chuẩn bị những mâm lễ cúng rằm tháng chạp tươm tất. Do đó, nhu cầu thuê đơn vị chuẩn bị lễ cúng đã trở thành nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Đồ Cúng là một trong những đơn vị chuyên cung cấp. Dịch vụ làm mâm lễ cúng rằm tháng chạp, cúng ông công ông táo… uy tín, chất lượng đang được nhiều người quan tâm, tin tưởng lựa chọn hiện nay. Các bạn quan tâm và có nhu cầu đặt làm mâm lễ cúng rằm. Có thể liên hệ Đồ Cúng để được phục vụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *