Tết Đoàn Viên Là Ngày Nào? Chuẩn Bị Mâm Cỗ Trung Thu Tết Đoàn Viên

Tết đoàn viên còn được gọi là Tết trung thu. Đây là một trong những dịp mà trẻ em ngóng chờ nhất trong năm. Các em được phá cỗ trung thu bên người thân và bạn bè. Hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cỗ trung thu tết đoàn viên đơn giản, đẹp, đầy đủ lễ vật.

Tết đoàn viên là một trong những ngày lễ quan trọng và có ý nghĩa nhất của người Việt. Dân gian thường gọi Tết đoàn viên là Tết trung thu. Tên gọi này bắt nguồn từ nhiều ý nghĩa. Hãy cùng tìm hiểu ngày lễ này diễn ra vào ngày nào và được tổ chức như thế nào nhé!

Vì sao tết đoàn viên được gọi là Tết Trung thu?

Theo quan niệm của người Việt từ xa xưa, vào những ngày Trung thu người con đi xa sẽ trở về. Cả nhà đoàn tụ, phá cỗ trông trăng. Vì thế nên được gọi là ngày Tết đoàn viên. 

Ngày này, trẻ em thì thich thú chơi các trò chơi. Người lớn thì ngồi bên mâm cơm tro chuyện dưới ánh trăng. Ngày tết đoàn viên luôn đầy ắp tiếng cười, mọi người cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình. 

Không chỉ là ngày gia đình đoàn tụ mà ngày này còn bày tỏ lòng thành với tổ tiên. Người Việt sẽ chuẩn bị các mâm cỗ cúng tổ tiên để dâng lên các vị thần linh. Sau đó, mọi người ngồi lại bên nhau để phá cỗ và trông trăng. 

Đây cũng là thời điểm mà con cháu trong nhà bảy tỏ lòng hiếu thuận. Dành tặng cho cha mẹ những lời hỏi thăm và các món quà ý nghĩa. 

Chính vì những ý nghĩa này mà ngày Tết này trở thành nét văn hóa đặc trưng. Thể hiện tình yêu thương, sự ghi nhớ nguồn cội của người Việt qua các thế hệ. giúp thể hệ trẻ hiểu hơn về những giá trị nhân sinh của quê hương, đất nước và con người. 

Tết đoàn viên, tết trung thu diễn ra vào ngày nào?

Tết Trung thu thường diễn ra vào ngày Rằm tháng tám âm lịch hàng năm. Tức ngày 15/08 âm lịch. Năm nay, ngày rằm diễn ra vào ngày thứ Ba, 21 tháng 9 theo Dương lịch. Các gia đình có thể chuẩn bị lên ý tưởng để chuẩn bị mâm cỗ trung thu trọn vẹn nhất. 

Xem Thêm:  Mâm Ngũ Quả Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới

Ngày đoàn viên hay Tết trung thu ở Việt Nam được truyền tụng từ hàng ngàn năm trước. Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ các nhà khảo cổ đã nhận biết được dấu tích này. Ban đầu, đây là ngày lễ hội của người nông dân sau một vụ mùa, nhằm tạ ơn thần linh đã mang tới cho họ một vụ mùa bội thu. 

Tới thời nhà Lý, Lê -Trịnh Trung thu được tổ chức linh đình với nhiều lễ hội. Thậm chí còn được tổ chức xa hoa bên trong cung của nhà vua hay tại các phủ Chúa. Điều này cho thấy được ý nghĩa và giá trị mà ngày lễ này mang lại. 

Ý nghĩa các phong tục trong ngày tết trung thu đoàn viên

Trong ngày lễ tết đoàn viên có nhiều phong tục khác nhau. Mỗi phong tục đều có những ý nghĩa đặc biệt riêng. Thể hiện được những nét đặc trưng văn hóa của người Việt. 

Rước đèn lồng trong ngày tết trung thu

Đèn lồng là hình ảnh gắn liền với trung thu. Những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc đẹp mắt ấn tượng và quen thuộc với người Việt. Đèn lồng được thiết kế để cho trẻ em vui chơi, rước đèn. Đồng thời, cũng là biểu tượng của sự ấm no, hạnh phúc. 

Đèn lồng truyền thống là đèn ông sao 5 cánh. giờ đây, có nhiều mẫu đèn lồng ấn tượng hơn. Đồng thời, với các chất liệu khác nhau đáp ứng được nhu cầu cũng như sở thích của trẻ. 

Ngắm trăng trong ngày tết đoàn viên

Trăng gắn liền với nền văn minh lúa nước. Ngày Rằm là thời điểm trawg tròn nhất, sáng nhất. Đây cũng là thời kỳ nông nhàn, người nông dân có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Người lớn ngồi ngắm trăng, trẻ con vui đùa đã tạo nên bức tranh đẹp mắt cho người Việt. 

Phá cỗ trung thu

Vào ngày trung thu, gia đình chuẩn bị mâm ngũ quả thờ cúng tổ tiên. Đây cũng là dịp cảm tạ trời đất đã mang đến một vụ mùa bội thu. Tục phá cỗ được thực hiện khi cả nhà ngồi bên nhau ăn bánh, hoa quả từ mâm cỗ trung thu trong niềm vui và hạnh phúc. 

Múa lân ngày tết trung thu

Lân là biểu tượng của điềm lành và may mắn. Tục múa lân trong ngày đoàn viên cũng có nhiều ý nghĩa với mong muốn mang điều tốt lành tới mọi gia đình. Tục múa lân thường được tổ chức vào đêm 14 và 15 hàng năm. 

Xem Thêm:  Cúng nhà mới cần những gì để tốt nhất cho gia chủ?

ĐẶT MÂM CÚNG TRỌN GÓI CỦA ĐỒ CÚNG GỌI NGAY HOTLINE

Cắt bánh trung thu

Bánh trung thu là món ăn truyền thống vào dịp đoàn viên. Đây cũng là món bánh mà mọi người dành tặng nhau vào dịp lễ quan trọng này. Với mong muốn có được may mắn, trọn vẹn. Bánh cắt sau khi phá cỗ được chia cho các thành viên trong gia đình. Bánh được cắt đều thì gia đình càng hòa thuận và hạnh phúc. 

Mâm cỗ trung thu được chuẩn bị như thế nào?

Mâm cỗ trung thu được chuẩn bị với mâm cúng gia tiên và mâm cỗ trung thu. Đồ lễ được chuẩn bị chủ yếu là hoa quả, bánh kẹo. Không cần quá sang trọng nhưng cũng vẫn đầy đủ và thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ. 

Mâm cúng gia tiên ngày tết trung thu

Trong ngày Trung thu, mỗi gia đình cần chuẩn bị một mâm cúng gia tiên. Bởi lẽ, ngày lễ trung thu không chỉ là ngày mọi người cùng quây quần. Đây còn là dịp mọi người thể hiện tấm lòng thành với tổ tiên. 

Mâm cúng gia tiên cũng giống như  các dịp lễ quan trọng khác: rằm tháng giêng, rằm tháng bảy…

STTĐồ lễ mâm cúng gia tiên
1Bánh kẹo
2Xôi gấc/xôi đỗ/xôi cốm..
3Trầu cau
4Hoa tươi
5Tiền vàng
6Mâm ngũ quả
7Hương, đèn, nến….
81 chén rượu, 1 chén trà, 1 chén nước, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối. 
9Món ăn chay, mặn.
10Bánh nướng, bánh dẻo.

Mâm cỗ trung thu

Bên cạnh mâm cúng bày lên bàn thờ tổ tiên, các gia đình cần chuẩn bị một mâm cỗ. Đây là mâm cỗ để trẻ em phá cỗ trông trăng. Mâm cỗ có thể đơn giản hay đầy đủ đặt ngoài sân trẻ em trong xóm cùng sum vầy ăn bánh kẹo nô đùa. Đây chắc chắn sẽ là những kỷ niệm tuyệt vời trong ký ức của mỗi đứa trẻ trong cuộc đời. 

Mâm cỗ trông trăng gồm có:

STTĐồ lễ mâm cỗ trung thu
11 nải chuối chín
2Bưởi
3Hồng
4Na
5Lựu
6Bánh nướng
7Bánh dẻo
8Trà sen/trà vải, trà hoa nhài,….
9Kẹo, bánh, bim bim, thạch…. 
10Các loại đồ chơi: đèn ông sao, mặt nạ, đầu sư tử, trống….
11Ông tiến sĩ giấy

Các món ăn đặc trưng cho ngày lễ đoàn viên

Ngày lễ đoàn viên là ngày mọi người quây quần bên nhau. Vì thế không thể thiếu những món ăn truyền thống đặc trưng và ngon miệng. Một số những món ăn phổ biến có thể kể đến như:

Bánh trung thu

Bánh trung thu là biểu tượng của sự tròn đầy, viên mãn. Bánh trung thu gồm có bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng có nhân đậu xanh là truyền thống. Ngày nay, có nhiều loại nhân được biến tấu nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người. Một số nhân ngon như: 

Xem Thêm:  Đầy Tháng Bé Trai Bé Gái Cúng Gà Trống Hay Gà Mái

  • Bánh nướng nhân thập cẩm
  • Bánh nướng nhân trứng muối
  • Bánh nướng nhân sữa dừa
  • Bánh nướng nhân xôi xéo…

Xôi cốm

Những ngày mùa thu cũng là ngày hướng vị cốm trở nên phổ biến. Những hạt cốm xanh, mùi thơm đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ trung thu với mong muốn có một mùa màng bội thu. 

Gỏi bưởi

Đối với một số gia đình Việt có cuẩn bị món gỏi bưởi được làm từ cùi bưởi. Đây là món ăn thơm mát với những tép bưởi mọng nước. Gỏi bưởi trộn với tôm sú, thịt ba chỉ thái mỏng với nước chấm chua cay. Tất cả tạo nên một món ăn vừa ngon miệng lại hấp dẫn với bất kỳ ai. 

Ngày Tết đoàn viên ở các quốc gia trên thế giới diễn ra như thế nào?

Tết Trung thu , ngày đoàn viên không chỉ có ý nghĩa ở Việt Nam. Các quốc gia khác trên thế giới cũng có tổ chức ngày lễ này và được coi là một ngày lễ đặc biệt tại đất nước họ. 

Trung thu đặc biệt của người Hàn Quốc 

  • Trung thu Nhật Bản: Tuy Nhật Bản hiện nay không còn sử dụng lịch Âm. Nhưng riêng ngày lễ Trung thu vẫn được tổ chức theo lịch truyền thống. Họ gọi ngày này là lễ ngắm trăng. 
  • Trung thu Hàn Quốc: ngày đoàn viên được gọi là Chuseok. Ngày này thường được tổ chức trong 3 ngày. Ngày này, mọi người quây quần và nghỉ ngơi bên gia đình và người thân. 
  • Trung thu Thái Lan: Ngày lễ này được gọi là lễ cầu trăng, được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch. 
  • Trung thu Malaysia: người Malaysia cũng tổ chức múa lân, múa sư tử và hoạt động vui chơi khác. Đồng thời, làm bánh để mọi ngươi tỏng gia đình cùng ngồi ăn uống bên nhau. 
  • Trung thu Philipines: Trung thu Philipes được tổ chức và lưu truyền từ những người dân gốc Hoa đang sinh sống tại Philippines. Các hoạt động cũng được tổ chức giống với các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam.

Đặt mâm cỗ Tết đoàn viên ở đâu?

Đồ cúng là một trong những địa chỉ hàng đầu giúp khách hàng lựa chọn các sản phẩm chất lượng. Công ty cung cấp đa dạng các loại hình mâm cúng khác nhau. Trong đó, mâm cúng Trung thu được trang trí và bày biện vô cùng đẹp mắt. 

  • Các loại đồ cúng được chuẩn bị đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng. Đặc biệt, đáp ứng tối ưu các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. 
  • Mâm cúng Tết trung thu được thực hiện với giá thành phù hợp. Tùy theo yêu cầu của gia chủ chúng tôi sẽ bổ sung đồ lễ cho hợp lý. 
  • Đồ cúng hỗ trợ giao hàng tận nhà, giúp quý khách được phục vụ tận tâm và chu đáo nhất. 
  • Đồ cúng có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu văn hóa tâm linh. Họ đều là những người đã có kinh nghiệm trong nghề. Góp phần tạo nên những mâm cỗ  cúng đẹp mắt, chất lượng và hiệu quả. 

Ngày Tết đoàn viên sắp đến gần, bạn đã có dự định gì mới dành cho những người thân yêu của mình hay chưa. Hãy ghé Đồ Cúng để được cung cấp mâm cỗ trung thu chất lượng với những đồ lễ đẹp mắt. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *