Những Sự Tích Về Tết Trung Thu Được Lưu Truyền Nhiều Nhất

Sự tích về tết trung thu giúp cho ta hiểu thêm về nghi lễ cúng trăng hằng năm này. Tết trung thu sẽ thêm phần trọn vẹn nếu có thêm một chút màu cổ tích huyền bí và xa xăm.

Mỗi năm vào rằm tháng 8, cả gia đình sẽ cùng quây quần với nhau tận hưởng ngày tết trung thu an lành. Ông bà sẽ kể cho các cháu nghe sự tích về tết trung thu đầy hấp dẫn. Đây là tục lệ truyền thống được người Việt Nam ta gìn giữ hàng ngàn đời nay.

Tết trung thu diễn ra vào ngày nào hằng năm?

Khi nào đến trung thu, tết trung thu ngày bao nhiêu, sự tích về tết trung thu ngày nào.,.. là hàng loạt câu hỏi thắc mắc về tết trung thu.

Ngày trung thu theo tiếng Hán Việt có nghĩa là “giữa mùa thu”. Vì thế, theo quan niệm này thì tết trung thu sẽ vào ngày 15/8 âm lịch hay còn gọi là ngày rằm tháng 8 mỗi năm. Ngày 15/8 là ngày mặt trăng tròn và sáng nhất trong tiết hu. Đây là thời điểm mà mùa vụ đã kết thúc, ruộng đã thu hoạch. Vậy nên việc tổ chức lễ cúng rằm, lễ hội vui chơi.

Lịch tết trung thu 2021 là ngày nào?

Ngày rằm tháng 8 của năm 2021 là ngày bao nhiêu của dương lịch? Tết trung thu năm nay sẽ ngay vào ngày bao nhiêu dương lịch. Ngày 15/8 âm lịch năm nay sẽ rơi vào ngày 21/9/2021 dương lịch. Tết trung thu là ngày rất ý nghĩa, bạn đừng quên ngày chính xác vào âm hoặc dương lịch. Có như thế mới chuẩn bị, lên kết hoạch cho ngày này một cách chu đáo nhất.

Tết trung thu còn có những tên gọi nào khác?

Tết trung thu mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Ngoài tên gọi tết trung thu, rằm tháng 8 thì ngày này còn được gọi nhiều tên khác nhau. Trên thực tế, nhiều người còn gọi ngày 15/8 âm lịch hằng năm với cái tên như:

Tết thiếu nhi

Có tên gọi này vì trong ngày rằm tháng 8, trẻ em có dịp vui tụ tập, vui chơi cùng bạn bè, người thân. Ông bà, cha mẹ đều chuẩn bị mọi thứ để các bé thỏa sức vui vẻ, chơi đùa

Các hoạt động thường có của tết trung thu là ước đèn ông sao, đeo mặt nạ, tổ chức múa lân, ăn bánh trung thu, xem các tiết mục văn nghệ, gặp chú Cuội, chị Hằng. Trong dịp này, các trẻ em nghèo cũng được phát quà, có thêm niềm vui nh nhỏ. Trẻ em khắp nơi đều mong đón ngày rằm tháng 8, nên đây được gọi thân thuộc là tết thiếu nhi, tết của trẻ em

Xem Thêm:  Những Loại Hoa Không Nên Cúng Trên Bàn Thờ

Tết trông trăng

Đây là tên khác của tết trung thu. Bởi trong ngày này, các cơ quan, tổ chức, gia đình thường làm mâm cỗ cúng. Mâm cỗ có nhiều loại hoa quả, bánh trung thu,.. Mâm lễ này đặt cúng ngoài trời (cúng trăng). Sau khi khấn bái, cúng xong thì mọi người quây quần dưới ánh trăng, trò chuyện. Do vậy, cái tên tết trông trăng từ đây mà được lưu truyền

Tết đoàn viên

Trong ngày tết trung thu, mọi người trở về gia đình để chia sẻ, vui vẻ. Người lớn thăm hỏi, quan tâm nhau, trẻ con nô đùa vui vẻ. Vì thế, tết trung thu được gọi là tết đoàn viên

Ngoài ra, một số nước Á Đông cũng ăn mừng tết trung thu. Điển hình là ở Trung Quốc. Tên gọi của ngày hội này ở Trung Quốc cũng đa dạng như tết nguyên tiêu, tết trọng thu, tịch nguyệt,…

Những sự tích tết trung thu được lưu truyền từ xưa

Người Việt ta ăn tết trung thu vào rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Có rất nhiều hoạt động diễn ra trong ngày này. Đặc biệt, các bé rất thích tìm hiểu về sự tích về tết trung thu. Kể thêm những câu truyện đầy sắc màu cổ tích sẽ càng làm cho ngày này thêm ý nghĩa. Dưới đây là những sự tích hay được nhắc đến vào ngày tết trung thu.

Sự thích nhà vua dạo chơi trên cung trăng vào rằm tháng 8

Tết trung thu là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa của dân tộc ta. Đây là một ngày lễ lớn trong dân gian. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tục lệ này bắt nguồn từ Trung Quốc. Bởi có một sự tích lý giải việc này như sau:

Ngày xưa, vua Đường Huyền Tông dạo chơi trong vườn ngự uyển trong đêm rằm tháng 8 âm lịch. Trong đêm này, trăng rất sáng và trọn. Trời và không khí rất mát mẻ.

Lúc này, nhà vua gặp đạo sĩ La Công Viễn ( Diệp Pháp Thiện), ông đưa nhà vua lên cung trăng bằng phép thần thông của mình. Lên cung trăng nhà vua thưởng thức cảnh tiên và âm thanh ánh sáng huyền diệu. Ông cùng các nàng tiên dạo chơi, hòa vào điệu múa đầy mê hoặc của họ. Vua ở đấy quên cả trời sáng.Đạo sĩ phải nhắc vua mới quay về.

Về nhân gian, vua còn lưu luyến nên đã cho chế ra khúc Nghê Thường Vũ Y. Bài múa tựa như những bài múa mà tiên nữ thực hiện. Đến rằm tháng 8 lại tổ chức múa bài múa này và tổ chức rước đèn, bày tiệc dưới ánh trăng. Kể từ đó, dân gian đã tổ chức rước đèn, bày tiệc trong ngày rằm tháng tám hằng năm.

Ngoài ra, còn có lưu truyền rằng rằm tháng 8 là sinh thần của Vua Đường Huyền Tông. Bởi thế ông tổ chức ăn uống, bày tiệc vào ngày này.

Xem Thêm:  Mâm Ngũ Quả Cho Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Trai Bé Gái Chuẩn

Sự tích về chị Hằng Nga

Đây cũng là một điển tích xuất phát từ Trung Quốc, được rất nhiều người truyền tai nhau.

Có một sự tích về tết trung thu khác gắn liền với vợ chồng Hậu Nghệ và Hằng Nga. Cả hai đều là những vị thần sống trên mặt trăng. Nhưng có người vì đố kị, ghen ghét nên vu oan Hậu Nghệ. Hai vợ chồng họ sau đó bị đày làm thường dân.

Một ngày kia, dưới trần xuất hiện 10 mặt trời quay xung quanh trái đất. Điều này làm cho trái đất trở nên nóng bỏng, khô cằn, sinh linh lầm than. Ngọc hoàng triệu tập Hậu Nghệ cứu giúp. Bởi ông biết Hậu Nghệ có tài thiện xạ bách phát bách trúng.

Hậu Nghệ bằng tài năng của mình đã bắn hạ chín mặt trời, để lại một mặt trời duy nhất. Để trả ơn, Ngọc hoàn trao cho ông một viên thuốc trường sinh bất lão. Tuy nhiên, viên thuốc này chỉ được uống sau một năm. Hậu Nghệ mang thuốc về, cất trong chiếc hộp, dặn Hằng Nga không được mở ra.

Hằng Nga vì tò mò mà nhân lúc Hậu Nghệ đi vắng mở chiếc hộp. Nàng nuốt chửng viên thuốc. Hậu Nghệ về nhưng ngăn không kịp, Hằng Nga đã bay nhanh lên mặt trăng, Từ đó, Hằng Nga không thể nào xuống được, đành ở trên mặt trăng.

Cả hai người xa cách, chỉ gặp nhau được đúng một lần vào rằm tháng 8 âm lịch. Từ đó, hằng năm người dân cũng cúng rằm tháng 8, nhằm tưởng nhớ tình yêu và công lao của Hậu Nghệ cứu dân gian ngày trước.

Sự tích về chú Cuội cung trăng

Ở Việt Nam, sự tích về tết trung thu lại liên quan đến chị Hằng và Chú Cuội. Đây là câu chuyện cổ tích mà ông bà, cha mẹ chúng ta thường hay kể cho con cháu. Các bé cũng rất thích thú với sự tích này.

Chuyện kể rằng, ngày xưa có một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga. Nàng rất xinh đẹp và yêu trẻ con. Nên nàng thường xuyên xuống trần chơi đùa cùng các em dù tiên giới không hề cho phép.

Một hôm, Ngọc Hoàng tổ chức một cuộc thi mang tên “Làm bánh ngày rằm”. Ai làm được bánh ngon, đẹp sẽ được trọng thưởng. Hằng Nga trong nhiều lần xuống trần gian đã gặp Cuội-một anh chàng hay nói dóc. Chú Cuội đã bày Hằng Nga là bỏ hết tất cả nguyên liệu hòa với nhau rồi nướng lên. Nhưng rất kỳ lạ là những chiếc bánh đó rất ngon, các em nhỏ ăn thử đều rất thích.

Hằng Nga đem những chiếc bánh đó đi dự thi. Nhưng vì không muốn rời xa Hằng Nga, nên Cuội đã nắm lấy váy áo của Hằng Nga. Sức mạnh kỳ lạ đã kéo Cuội cùng cây đa lên tận cung trăng. Ngồi trên cung trăng, cuội chỉ có thể nhìn về quê nhà đầy luyến tiếc.Từ đó, chú Cuội ở mãi trên cung trăng.

Xem Thêm:  Chuẩn bị lễ cúng tất niên gồm những gì theo chuẩn phong tục Việt

Những chiếc bánh Hằng Nga làm được Ngọc Hoàng khen ngợi. Bánh được đặt tên là “ Bánh Trung Thu”. Từ đó, cứ mỗi năm đến rằm tháng 8, Hằng Nga cùng chú cuội sẽ được xuống trần vui chơi, nô đùa. Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là Tết trung thu. Đây là lúc những chiếc bánh trung thu thơm ngon được làm ra, các em nhỏ cùng vui chơi rước Cuội và chị Hằng xuống trần gian.

Ngoài ra, còn rất nhiều sự tích về tết trung thu. Mỗi câu chuyện có cách lý giải riêng. Nhưng trên hết vẫn nêu cao ý nghĩa sum vầy, hạnh phúc trong ngày này. Vì thế, hãy chuẩn bị sẵn sàng cho ngày tết trung thu năm nay một cách chu đáo nhất. Bởi mỗi năm tết trung thu chỉ đến một lần, hãy trải qua thật trọn vẹn và ý nghĩa.

Đồ Cúng - Đơn vị nhận đặt mâm cúng trọn gói, uy tín chất lượng tại TPHCM:

Đồ Cúng giúp bạn có ngày tết trung thu đầy hạnh phúc

Như đã nói, có khá nhiều hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu. Các gia đình phải chuẩn bị thật chu đáo cho ngày này. Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhiều thời gian để chuẩn bị. Lúc này, hãy tìm đến Đồ Cúng ?iệt Nam.

Đồ Cúng cung cấp gói lễ cúng trung thu trọn gói. Chúng tôi sẽ chuẩn bị đầy đủ một mâm lễ cúng trung thu với : Trái cây, bánh trung thu, thức ăn cần thiết,.. cùng nhiều món ăn khác theo yêu cầu. Trái cây, thực phẩm mà chúng tôi chọn đều đảm bảo tươi ngon, an toàn và vệ sinh. Đặc biệt, mâm trái cây sẽ được nghệ nhân thực hiện, mang hình thù rất đẹp mắt.

Chúng tôi còn chuẩn bị văn khấn chu đáo cho ngày này. Bạn sẽ không phải tất bật chuẩn bị, lo lắng tới giờ cúng mà không biết lễ bái ra sao. Ngoài ra, Đồ Cúng còn chuẩn bị rất nhiều lồng đèn đẹp cho các bé. Đây sẽ là món quà đầy ý nghĩa mang đến các bé trong ngày trung thu.

Mức giá của mâm cúng sẽ tùy thuộc vào yêu cầu, độ phức tạp của mâm cúng. Tuy nhiên, mức giá sẽ rất cạnh tranh, hợp lý, giúp bạn tiết kiệm hiệu quả. Thay vì chen ra chợ mua mỗi thứ một ít rồi tốn kém nhiều hơn. Bạn chỉ cần gọi Đồ Cúng là đã có mâm cúng đầy đủ, chi phí rất hợp lý.

Cúng tết trung thu, nghe sự tích về tết trung thu với mâm cỗ chu đáo từ Đồ Cúng. Đây chính là điều mà gia đình hiện đại nào cũng nên lựa chọn. Hãy để tết trung thu trôi qua nhẹ nhàng, hạnh phúc và vui vẻ nhất với dịch vụ của Đồ Cúng.

Tham khảo thêm nhiều kinh nghiệm cúng khác tại đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *