Nên Cúng Ông Công Ông Táo Ngày Nào? Bài Cúng Ông Công Ông Táo

Nên cúng ông Công ông Táo ngày nào là đúng? Theo truyền thống phong tục từ xa xưa, lễ cúng này sẽ được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Với mong muốn cầu bình an cho gia đình trong suốt năm qua. Vậy nên đọc bài cúng ông công ông táo trong ngày này?

Cúng ông Công ông Táo là một phong tục văn hóa truyền thống từ lâu đời của người Việt. Thông thường vào ngày này, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng gồm vàng mã, giấy tiền và cá chép để tiến ông Công ông Táo. Vậy nên cúng ông Công ông Táo ngày nào? Ý nghĩa, nguồn gốc của phong tục cúng ông Công ông Táo xuất phát từ đâu. Để tìm câu trả lời thì hãy theo dõi ngay bài chia sẻ dưới đây.

Nguồn gốc phong tục cúng ông Công ông Táo

Phong tục cúng ông Công ông Táo là một phong tục quan trọng của người Việt vào những dịp cuối năm. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu biết về nguồn gốc của phong tục này. Theo dân gian vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm Táo Quân 

cưỡi chép bay về trời với mục đích trình báo những việc lớn nhỏ trong gia đình với Ngọc Hoàng trong suốt một năm qua. Đến giao thừa, Táo Quân sẽ trở về hạ dưới và tiếp tục thực hiện công việc coi bếp lửa của gia đình. 

Theo truyền thuyết xưa, Thị Nhi và chồng Trọng Cao. Mặc dù ăn ở với nhau lâu nhưng không có con. Do đó, Trong Ca thường kiếm cơ hội dằn vặt vợ. Lâu dài Trọng Cao thường xuyên gây chuyện và đánh Thị Nhi. Về lâu dài, Thị Nhi bỏ nhà đi và gặp Phạm Lang. Hai người thầm thương nhau và bén duyên vợ chồng. Đối với Trọng Cao, sau khi hết giận, ân hận tìm vợ. 

Một thời gian dài, Trọng Cao kiếm mãi cũng hết tiền, hết gạo nên tìm cách ăn xin. Cuối cùng, Trọng Cao ăn xin đúng nhà Nhi. Đúng lúc, Phạm Lang đi vắng, Thị Nhi nhận ra chồng cũ năm xưa nên nấu cơm mời Cao ăn. Trùng hợp, Phạm Lang về, Nhi sợ chồng nghi nên giấu Trọng Cao sau vườn. 

Đêm ấy, Phạm Lang đốt đống rạ lấy tro bón ruộng Nhi thấy thế lao vào cứu Cao. Thây Nhi nhảy vào lửa, Phạm Lang lao vào cứu vợ khiến ba người chết trong đám lửa. Ngọc Hoàng thấy được tình nghĩa của ba người nên phong Táo Quân và Thổ Công  cho chồng mới, Thổ Địa cho chồng cũ, Thổ Kỳ cho người vợ. Đó chính là câu chuyện về nguồn gốc ông Công, ông Táo. 

Xem Thêm:  Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời đem may mắn đến?

Ý nghĩa về ngày ông Công ông Táo

Theo phong tục xưa của người Việt thì vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày Tết ông Táo. Để được ông Táo phù hợp thì thường mỗi gia đình làm lễ tiễn đưa ông Táo chầu trời. Đến 30 tháng Chạp ông Táo trở về với gia đình đón năm mới. Đó là một phong tục được giữ gìn cho đến bây giờ.

Theo truyền thuyết, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ từ Táo Quân để khen thưởng hoặc phạt gia chủ. Do đó, 23 tháng Chạp trước khi Táo Quân lên thiên đình mọi gia đình đều chuẩn bị nghi thức cúng ông Táo giúp ban tài lộc và bình an cho gia đình. 

Cúng ông Công ông Táo ngày nào?

Sau khi tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của ngày cúng ông Công ông Táo thì nhiều gia đình quan tâm vào ngày giờ cúng như thế nào là chính xác. Theo truyền thống vào 23 tháng Chạp hằng năm là thời gian ông Táo bắt đầu cưỡi cá chép về trời. Do đó, thời điểm phù hợp để gia đình tiễn đưa là tối 22 tháng Chạp hoặc 23 tháng Chạp.

Lưu ý, dù bạn có bận rộn như thế nào vẫn phải thực hiện mâm cúng trước 12 giờ ngày 23 để các ông Công ông Táo về trời đúng giờ. Ngay khi tiễn ông Công ông Táo về trời thì gia đình. Sẽ tiến hành dọn dẹp nhà cửa để không gian cúng trang nghiêm nhất để ông Công ông Táo về lúc 30 Tết. 

Hướng dẫn tổ chức lễ cúng ông Công ông Táo đúng cách

Theo truyền thống từ xa xưa của người Việt vào ngày 23 tháng Chạp mọi gia đình. Sẽ tổ chức tiền ông Công ông Táo về trời. Mọi gia đình cầu mong bình gia an, may mắn cho gia đình trong suốt năm qua. 

  • Theo phong tục truyền thống, lễ vật cúng ông Công ông Táo. Bạn cần chuẩn bị gồm mâm ngũ quả, hoa, tiền giấy, đèn nhang, bộ mũ áo…
  • Mũ ông Công ông Táo: Hai mũ đàn ông và mũ đàn bà. Kèm theo một chiếc áo, một đôi hài bằng giấy. 
  • Màu sắc mũ và áo được thay thay đổi theo ngũ hành. Những đồ này sẽ được đốt sau khi hoàn tất lễ cúng ông Táo vào ngày 23 Tháng Chạp hàng năm. 
  • Cá chép: Trong mâm cúng ông Công ông Táo không thể thiếu cá chép. Vào ngày này, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về Trời để báo cáo công việc trong suốt năm qua. Thông thường, phong tục sẽ diễn ra chủ yếu ở miền Bắc. 

Gợi ý các mâm cúng ông Công ông Táo ở từng miền

Thông thường mâm cúng ông Công ông Táo sẽ gồm các lễ vật như mũ, quần áo, hương đèn, hoa, mâm ngũ quả…Tuy nhiên, tùy vào từng vào vùng miền và hoàn cảnh gia đình. Sẽ chuẩn bị những mâm cúng khác nhau. Dưới đây là 3 mâm cúng từng vùng miền:

Mâm cúng ông công ông táo Miền Bắc

Thông thường người dân miền Bắc sẽ tổ chức cúng ông Công ông Táo sớm hơn các vùng miền khác. Họ thường tổ chức vào ngày 20 và muộn nhất là trưa ngày 23 tháng Chạp. Lễ vật mà họ chuẩn bị để cúng ông Công ông Táo.

Xem Thêm:  Cúng thôi nôi bé trai, gái miền Trung như thế nào là đúng?

Gồm vàng mã, cá chép, xôi chè, mâm ngũ quả. Bàn thờ cúng ông Công ông Táo sẽ cao hơn bàn tổ tiên. Khi thực hiện xong lễ cúng họ sẽ đốt vàng mã và thả cá chép xuống ao hay còn gọi là phòng sinh.

Mâm cúng ông công ông táo Miền Trung

Đối với người dân miền Trung, lễ cúng ông Công ông Táo họ sẽ thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Họ sẽ thực hiện lau chùi lư hương, bàn thờ sạch sẽ để cúng. Sau khi cúng xong tượng ba ông Táo sẽ được tiễn khỏi bàn thờ và đặt tại am miếu của đầu xóm. Sau đó, họ sẽ rước tượng ba ông Táo mới về bắt đầu một năm mới tiếp theo. 

Mâm cúng ông công ông táo Miền Nam

Khác với hai vùng miền thì miền Nam sẽ thêm đĩa đậu phòng, vừng đen. Tại đây, lễ cúng ông Công ông Táo là không trúc lư hương. Để thay cọng nhanh và không sử dụng cá chép, thờ áo mũ. Thông thường, lễ cúng ông Táo sẽ thực hiện vào buổi đêm vào khoảng 20h đến 23h.

Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản

Để giúp bạn chuẩn bị chu đáo mâm cúng ông Công ông Táo. Thì dưới đây là gợi ý các món ăn mà bạn chuẩn bị:

Gà luộc trong mâm cúng ông công ông táo

Đây là món ăn không thể thiếu khi tổ chức mâm cúng ông Công ông Táo mà bạn dễ dàng thực hiện. Thông thường vào những dịp lễ cúng món ăn này thường được thực hiện. Thịt gà khi cúng phải giữ được vị thành, gà vàng ươm, bắt mắt. Tùy vào cách luộc gà của bạn mà nó vẫn giữ được hình dáng khi bày cúng một cách bắt mắt nhất. 

Xôi trên mâm cúng ông táo

Xôi là món ăn quen thuộc với mọi người và không thể thiếu khi tổ chức cúng. Trong đó, mâm xôi quen thuộc là xôi ngũ sắc. Đây là sự kết hợp với nhiều màu sắc khác nhau tạo nên vẻ đẹp cuốn hút của xôi.

Để giữ được hương vị xôi bạn nên sử dụng các loại lá như: lá gấc, lá cẩm, nước cốt dừa…Một món ăn đơn giản, thơm ngon mà bạn dễ dàng thực hiện khi chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo. 

Chả trứng trong mâm cúng ông táo

Đó là một món ăn chất lượng giàu dinh dưỡng được nhiều gia đình chuẩn bị vào mỗi dịp cúng ông Công ông Táo. Ngoài món ăn chả trứng đơn giản bạn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như thịt băm, nấm mèo, bún…mang lại một món ăn hấp dẫn, dinh dưỡng, bắt mắt vào dịp lễ cúng ông Công ông Táo. 

Món ăn này bạn chuẩn bị xong, đem hấp sẽ giữ được hương vị tự nhiên, đậm đà của món ăn. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị béo, thơm của các nguyên liệu kết hợp. Đó là món ăn không thể thiếu khi tổ chức cúng. 

Canh măng trong mâm cúng ông táo

Một số tỉnh vẫn sử dụng món canh măng là món ăn quen thuộc khi tổ chức cúng ông Công ông Táo. Món ăn mang hương vị ngọt, thanh, đậm đà và thơm ngon và dễ dàng thực hiện. 

Xem Thêm:  Cách Cúng Ông Táo Ngày Thường Như Thế Nào Là Đúng?

Đối với món ăn này bạn có thể sử dụng măng tươi hoặc khô kết hợp với gà, xương heo. Măng sau khi nấu sẽ giòn, mềm thơm ngon kết hợp với cơm trắng hoặc bún để hấp dẫn hơn. 

Nem rán trên mâm cúng ông táo

Nem rán là món ăn quá đỗi quen thuộc trong mâm cỗ truyền thống của người Việt. Món ăn này dễ dàng thực hiện từ chuẩn bị nguyên liệu đến thực hiện. Trước tiên bạn chuẩn bị phần nguyên liệu gồm thịt băm, nấm mèo, bún, cà rốt… cuộn lại nguyên liệu với nhau bằng bánh tráng mềm. 

Sau khi thực hiện xong bạn đem đi chiên giòn, vàng sẽ khiến bánh giòn, phân nhân thơm, chín vừa phải, đậm đà hương vị. Bạn có thể ăn cùng với nước mắm chua ngọt, bún và rau sống để thưởng thức hết hương vị của món ăn nhé. 

Một vài lưu ý khi tổ chức cúng ông Công ông Táo cần biết

  • Khi thả cá tiền ông Táo về trời thì bạn cần xem môi trường thả thật kỹ, cá có thể tồn tại không? Nước có ô nhiễm không? Bạn nên lựa chọn ao hồ rộng, thoải mái. 
  • Lễ cúng ông Công ông Táo nên thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Bạn có thể thực hiện công việc này vào tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
  • Không nên thực hiện mâm cúng ông táo ở dưới bếp. 
  • Không thực hiện mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp.
  • Không nên thả cá chép từ cao xuống mà nên thả nhẹ nhẹ để cá còn sống. Bạn nên thả ngay mép sông và đừng vứt túi nilon xuống hồ. Hãy thực hiện đúng quy định và bảo vệ môi trường xung quanh. 

Dịch vụ mâm cúng ông Công ông Táo chất lượng, giá rẻ

Hiện nay nhu cầu ngày càng phát triển kéo theo nhiều dịch vụ hỗ trợ gia đình ngày càng nhiều. Thấu hiểu được điều đó, dịch vụ Đồ Cúng ra đời đáp ứng tối đa với nhiều sản phẩm chất lượng, giá cả phù hợp. Do đó, mâm cúng ông Công ông Táo trở nên đơn giản và dễ dàng thực hiện. 

Với nhiều năm kinh nghiệm trên lĩnh vực mâm cúng, Đồ Cúng. cung cấp cho khách hàng những sản phẩm uy tin. Cụ thể như cúng ông Công ông Táo, thôi nôi, đầy tháng, động thổ… đáp ứng tôi đa nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, sản phẩm mang đến cho khách hàng mức giá phải chăng, thực phẩm tươi và sạch sẽ. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên thân thiện hỗ trợ tư vấn khách hàng một cách chi tiết. Giờ đây bạn hoàn toàn tin tưởng và sử dụng sản phẩm dịch vụ Đồ Cúng. 

Phong tục cúng ông Công ông Táo là một nét đẹp truyền thống của người dân VIệt Nam. Với những thông tin chia sẻ vừa rồi hy vọng sẽ giúp bạn có thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa, chuẩn bị mâm cúng tươm tất nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *