Mâm lễ cúng sửa bếp chuẩn theo phong tục người Việt

Khi sửa nhà cửa, bếp là những công việc lớn trong nhà cần phải làm lễ cúng để để cầu xin thần linh, gia tiên phù hộ cho mọi công việc để được hanh thông, suôn sẻ. Cúng sửa bếp đối với gia chủ rất quan trọng đặc biệt là bài văn khấn động thổ và mâm lễ cúng sửa bếp. 

Sửa bếp có cần làm lễ cúng không? (Hình minh hoạ)Trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, người xưa tin rằng trên mỗi một khu đất đều có công thần và thổ địa cai trị. Cho nên mỗi khi làm việc gì đó động đến thổ như làm nhà, sửa bếp tức là đã có động đến thủ công thổ địa, long mạch của mảnh đất đó. Vì vậy, gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ cúng sửa bếp và thực hiện nghi lễ cúng các thần này. Lễ cúng thể hiện ý nghĩa cảm ơn các vị thần luôn canh giữ cho mảnh đất này được bình an và cầu mong các Ngài tiếp tục giữ gìn cũng như phù hộ độ trì cho mọi công việc sửa bếp được diễn ra thuận lợi. 

1. Ý nghĩa mâm lễ cúng sửa bếp bạn nên biết

Thủ tục cúng sửa bếp có ý nghĩa rất quan trọng. Nó quyết định đến công việc xây dựng sửa sang bếp sau này có được suôn sẻ, may mắn và các thành viên trong gia đình mình có được mạnh khỏe về sau hay không. Những công việc động đến long mạch càng cần phải chú ý và nhất thiết là nên làm lễ cúng.Lễ cúng sửa bếp dù là của nhà một tầng hay nhiều tầng, kể cả sửa bếp ở chung cư cũng nên thực hiện bởi đây là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt ta từ xưa đến nay.Việc cúng sửa bếp thể hiện tấm lòng thành kính cảm tạ của gia chủ đối với các vị thần luôn canh giữ cho sự bình yên của căn bếp, ngôi nhà. Hơn nữa, việc cùng các thần linh còn để xin ơn của các Ngài cho công việc xây dựng được thuận lợi, tránh bị sự quấy phá của ma quỷ và các cô hồn.Vậy thực hiện lễ cúng sửa bếp từ chọn ngày giờ nào, chuẩn bị gì cho mâm cúng lễ cúng sửa bếp. Nội dung văn khấn ra sao để bày tỏ được lần làm thành tâm, mời các bạn cùng tham khảo.

2. Danh sách lễ vật mâm cúng sửa bếp

Đối với mâm cúng sửa bếp sẽ có sự khác nhau nhỏ giữa các vùng miền bởi nó liên quan đến phong tục, tập quán của từng vùng. Trong đó, mâm cúng có thể chọn món mặn hay ngọt tùy gia chủ nhưng về cơ bản mâm cúng sửa bếp gồm có những thứ như sau:

  • Một con gà.
  • 1 bộ tam sên
  • Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.
  • Một bát gạo, một bát nước.
  • Một đĩa muối.
  • Một bộ quần áo.
  • Rượu trắng.
  • Bao thuốc, lạng chè.
  • Một đinh vàng hoa.
  • Năm cái oản đỏ.
  • Năm lễ vàng tiền.
  • Mâm ngũ quả.
  • Năm lá trầu, năm quả cau.
  • Chín bông hoa hồng đỏ.
  • 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước và 1 đĩa muối gạo.

Danh sách lễ vật cần chuẩn bị để cúng khởi công sửa bếp

3. Bài cúng văn khấn cúng sửa bếp

Khi nhà cửa, bếp núc sửa chữa lớn cần được làm lễ cúng tôn thần, gia tiên để mọi việc được thuận lợi. Những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hoàng Ốc thì không nên sửa bếp. Do điều kiện cấp bách những người này khi làm nhà phải mượn người có tuổi không phạm vào hai điều trên để động thổ

Bài văn khấn cúng động thổ khởi công sửa bếp.

4. Các bước chuẩn bị mâm lễ cúng sửa bếp đầy đủ

Đối với những người trẻ việc thực hiện lễ cúng sửa bếp đôi khi còn gặp khó khăn nhất là trong quá trình thực hiện. Vậy để lễ cúng sửa bếp diễn ra thuận lợi  và  theo đúng phong tục, tập quán của người Việt, ta nên tiến hành tuần tự theo các bước sau:

Bước 1:

Chọn ngày giờ hoàng đạo để làm lễ cúng sửa bếp. Ngày, giờ được chọn phải là ngày hợp với tuổi và mệnh của gia chủ.

Bước 2:

Chuẩn bị mâm lễ cúng và lễ vật cúng sửa nhà đầy đủMâm lễ cúng sửa bếp bao gồm mâm lễ mặn hoặc mâm lễ ngọt, mâm trái cây ngũ quả, và đồ lễ cúng ảnh như tiền vàng, hương hoa…

Bước 3:

Chuẩn bị bài văn khấn trong lễ cúng sửa bếp có thể ghi trên giấy đỏ hoặc giấy vàng để sau khi cúng xong hóa cùng với vàng mã.

Bước 4: 

Thực hiện nghi lễ cúng sửa bếp bởi gia chủ hoặc người được mượn tuổi.Người cúng phải ăn mặc chỉnh tề, đốt hương, nến, đèn, khấn vái  bốn phương tám hướng rồi quay vào mâm cúng bắt đầu đọc bài văn khấn sửa bếp.

Bước 5:

Sau khi, hương đã cháy được 1/3 thì ra chủ bắt đầu hóa vàng, giải muối gạo rồi sau đó thợ mới được tiến hành tháo, dỡ bếp để sửa.Như vậy, thực hiện theo các bước trên là ta đã hoàn tất một lễ cúng sửa bếp trọn vẹn và có mâm lễ cúng sửa bếp đầy đủ như ý.

5. Cúng sửa bếp vào giờ nào cho đúng

Cúng sửa bếp gia chủ cần phải chọn ngày, giờ tốt để khởi công thực hiện. Gia chủ cần chọn ngày đẹp, giờ hoàng đạo để tiến hành lễ cúng. Chú ý phải xem xét kỹ để tránh những ngày xung khắc với tuổi và mệnh của gia chủ.Chọn giờ và ngày hoàng đạo đơn giản nhất các bạn có thể xem ở trong lịch âm người ta cũng có đề ngày giờ hoàng đạo cho xuất hành và xây dựng của từng tuổi cộng thêm một ít kinh nghiệm là có thể tính được.Nếu gia chủ không tìm được giờ đẹp, ngày tốt thì có thể nhờ các thầy phong thủy. Trong trường hợp gia chủ không hợp tuổi để làm thì có thể mượn người cúng thay. Lúc khấn lễ gia chủ không nên xuất hiện.

Đặt mâm lễ cúng sửa bếp trọn gói ở đâu?

Đối với nhiều gia chủ không có thời gian để chuẩn bị lễ vật thì có thể chọn dịch vụ cung cấp mâm lễ cúng sửa bếp trọn gói.Dịch vụ đồ lễ trọn gói đã có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề tâm linh. Hơn nữa dịch vụ cung cấp rất nhiều gói đồ lễ với các mức giá khác nhau. Gia chủ có thể tùy ý lựa chọn gói đồ lễ phù hợp. Lễ sửa bếp được chia sẻ như trên có phần đơn giản hơn lễ cúng động thổ nhà. Tuy nhiên, gia chủ cũng nên tham khảo từ những người đi trước. Lễ cúng sửa bếp nếu được tiến hành với tấm lòng thành tâm sẽ giúp cho mọi việc may mắn.

Mâm cúng khởi công động thổ do Đồ Cúng bày biệnDịch vụ đồ lễ trọn gói sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần bạn liên hệ trực tiếp đến địa chỉ uy tín của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn và giúp bạn chuẩn bị mâm lễ cúng sửa bếp cho nhà bạn đầy đủ.

Xem Thêm:  Mâm Cúng Sửa Bếp Cần Chuẩn Bị Những Gì? Quy Trình Cúng Sửa Bếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *