Hướng dẫn Cúng tổ nghề giày đúng chuẩn nhất

Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, ở Việt Nam có rất nhiều lễ cúng tổ nghề đã trở thành phong tục tập quán lâu đời. Một trong số những phong tục tập quán đó là Cúng tổ nghề giày.

Nghề giày có truyền thống lâu đời hàng trăm năm. (Hình minh hoạ)

Tục Cúng tổ nghề giày diễn ra hằng năm với lễ lớn và được rất nhiều người quan tâm. Hằng năm, ngày cúng tổ nghề sẽ rơi vào ngày 20 tháng Chạp để tưởng nhớ những người thợ giày, các chủ xưởng đã luôn nỗ lực cống hiến những sản phẩm đẹp nhất.

Đối với những người ở miền Bắc thường sẽ hiểu rõ hơn về tục này hơn. Đúng vào ngày 20 tháng Chạp sẽ có rất nhiều người dành thời gian đến xem và cúng tổ nghề. Không chỉ người làm nghề giày da mà những người không làm nghề cũng đến để bày tỏ lòng thành kính. Để hiểu hơn về cách cúng tổ nghề giày da và những thông tin xoay quanh vấn đề này thì cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Ngày cúng tổ nghề giày dép là ngày nào?

Theo như ông bà ta ngày xưa truyền lại thì ngày cúng tổ nghề giày dép rơi vào ngày 20 tháng Chạp. Đây là ngày giỗ tưởng nhớ đến 3 ông tổ của ngành thuộc da và may giày của Việt Nam. Ba ông có tên là Phạm Quý Công (tự Đức Chính), Nguyễn Quý Công (tự Sĩ Bân) và Phạm Quý Công (tự Thuần Chính). Tuy nhiên, ở một số vùng thì việc cúng ngày diễn ra 2 -3 lần một năm vào ngày 20 tháng Chạp, ngày 10 tháng 10 và ngày 12 tháng Chạp với những ý nghĩa khác nhau. Điều này có thể khiến nhiều người khó hiểu nhưng mỗi ngày sẽ cúng một ông tổ riêng những điều liên quan đến tổ nghề giày.

Đối với ngày 12 tháng 12 âm lịch là ngày giỗ tổ của ngành may mặc, một số thợ may giày ở vùng miền trung nên nhiều người mặc định đây cũng là ngày giỗ tổ của ngành may giày. Thông thường, tổ nghề giày da và ông tổ nghề may mặc là một nên mọi người sẽ chọn cúng chung một ngày. Điều này không ảnh hưởng gì vì tùy tâm mỗi người mong muốn cúng như thế nào trong ngày đó, bất kỳ tổ nghề nào cũng đáng được trân trọng, đáng kính.

Ngày nay, ở một số gia đình cũng chọn lựa việc cúng tổ nghề vào ngày mà họ rảnh chứ không nhất thiết phải là những ngày đã quy định. Bởi vì ngày làm việc và thời gian không cố định nên họ sẽ cúng vào phù hợp với nhau.

2. Lễ vật cúng giỗ tổ nghề giày

Ngày diễn ra lễ cúng giỗ tổ nghề giày có rất đông người tham gia. Những người làm nghề liên quan đến giày cũng có thể tổ chức cúng lễ ngay tại nhà. Tuy nhiên có nhiều người không biết lễ vật cho lễ cúng phải chuẩn bị những gì thì những thứ cần cho lễ cúng như sau đây:

  • Trái cây ngũ quả
  • Heo quay, bánh hỏi
  • Nhang, đèn cây, trà, rượu, nước
  • Bình hoa tươi
  • Dĩa bánh kẹo
  • Giấy cúng, vàng bạc
  • Chè xôi: mỗi loại 5 phần
  • Bộ tam sên gồm
  • Gà trống tơ luộc, chéo cánh đẹp

Ngoài ra, ở một số cùng cũng sẽ có các lễ vật khác. Tùy vào mỗi nơi mà mâm lễ cúng tổ nghề giày cũng khác nhau. Những lễ vật trên cũng được coi như đầy đủ cho một mâm lễ. Nếu bạn muốn mâm lễ thêm đầy đủ thì có thể tìm hiểu thêm.

3. Bài cúng văn khấn giỗ tổ nghề

Theo truyền thống thì lễ cúng tổ nghề giày sẽ diễn ra rất lớn. Người tham gia dâng cúng những lễ vật thể hiện lòng biết ơn vì đã cho làm ăn phát đạt, mua may bán đắt. Những gì muốn gửi gắm cho năm tiếp theo cũng sẽ được gửi hết vào đấy. Trong lúc diễn ra lễ thì sẽ có người đọc bài văn khấn. Bài văn khấn ngày thông thường có một mẫu nhất định. Dưới đây chính là mẫu mà nhiều người sử dụng nhất

“Nam mô A Di Đà Phật!

Xem Thêm:  Cách Bày Trí Bàn Thờ Ông Địa Thần Tài Chuẩn Nhất

“Nam mô A Di Đà Phật!

“Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là ………

Ngụ tại……………

Hôm nay là ngày 20 tháng Chạp năm …  AL

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời Thánh tổ nghề …..

Cúi xin Chư vị Tôn thần thánh tổ nghề…  thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

 “Nam mô A Di Đà Phật!

“Nam mô A Di Đà Phật!

“Nam mô A Di Đà Phật!

Bài văn khấn cúng tổ nghê giày.

Những người cúng tổ tại gia cũng có thể sử dụng bài văn khấn này để đọc cúng. Tốt nhất là quý khách hàng nên cúng ngay tại xưởng, nơi sản xuất giày, nhà máy,…. Để lòng thành của mình thể hiện ngay tại đấy. Nhờ lễ cúng mà mình có thể nhìn lại năm qua sống với nghề như thế nào. Việc thực hiện nghi lễ cúng tổ nghề nhằm tưởng nhớ vị tổ sư đã khai sáng ra ngành nghề cũng như cầu mong thành công và phát đạt trong ngành nghề giày dép đầy gian nan đặc biệt là trong cuộc sống đầy biến động này.

Ngoài ra, đây cũng là dịp để những người cùng ngành nghề sum họp lại, trò chuyện cùng nhau. Cùng vinh danh những người có cống hiến to lớn nhất trong cuộc đời là nghề và những thành tự đạt được trong một năm qua. Đây là thời điểm để mọi người cùng nhau chia sẻ những điều trong buôn bán kinh doanh mà ông tổ nghề đã truyền lại cho họ.

4. Hướng dẫn cách cúng tổ nghề giày da

Cho dù bạn có lựa chọn cúng tổ nghề tại nhà hay cúng làm lễ lớn thì cũng sẽ phải thực hiện theo trình tự. Người cúng là người nắm rõ các bước và có kinh nghiệm. Nếu là người chưa biết gì thì bạn nên tìm hiểu và hỏi những người đi trước hoặc tham khảo hướng dẫn sau đây để tổ chức cúng tổ nghề giày da diễn ra một  cách trang nghiêm nhất.

Bước 1:

Chọn ngày và giờ cúng sao cho phù hợp nhất. Thời gian cúng sẽ không quy định tuy nhiên nhiều người sẽ chọn giờ tầm 11 – 12 giờ để có thể tổ chức. Ở một số nơi người ta còn cúng vào sáng sớm để trời quang mây tạnh, không khí thoáng đãng, dễ chịu.

Bước 2:

Sau khi đã chọn được thời gian tổ chức thì bắt tay vào việc chuẩn bị mâm lễ. Mâm lễ lớn hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện của từng người. Nếu không có thời gian chuẩn bị mâm lễ thì hãy liên hệ với chúng tôi. Cách này giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian cũng như công sức. Chúng tôi phục vụ dịch vụ đặt mâm lễ trọn gói theo yêu cầu.

Bước 3:

Chuẩn bị văn khấn và tiến hành cúng tổ nghề giày da. Người đại diện cũng sẽ thắp hương và bái lạy rồi đọc to rõ bài văn khấn. Ở nhiều nơi còn thuê cả loa mic để người cúng đọc to rõ hơn nhằm gửi gắm đầy đủ nhất đến tổ nghề đã phù hộ kinh doanh, buôn bán thuận lợi. Đồng thời cũng là lời cầu chúc một năm đến tiếp tục phát đạt, gắn bó với nghề.

Bước 4:

Kết thúc việc cúng bái bằng cách đốt giấy tờ và rải muối gạo xung quanh nơi làm việc. Lúc này có thể dọn mâm lễ xuống và bày biện sum họp cùng mọi người. Cùng nhau trò chuyện nhìn lại một năm buôn bán, kinh doanh vừa qua.

Các bước thực hiện cúng tổ nghề giày tuy đơn giản nhưng cần phải đặt tâm vào lúc cúng. Mỗi một lời gửi đến tổ nghề cũng chính là lời dặn mình cố gắng hết mình để kết nối với nghề. Tóm lại, việc cúng bái là tùy vào tâm người cúng mà thôi.

5. Đặt mâm cúng trọn gói ở đâu?

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách cúng tổ nghề giày da. Hy vọng giúp quý khách hàng có được kiến thức cần thiết nhất. Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ mâm cúng thì nên liên hệ với đơn vị uy tín. Để tránh tình trạng mâm lễ chuẩn bị thiếu sót và không chất lượng thì bạn nên tìm đến dịch vụ của chúng tôi.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc làm mâm cúng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi sẽ luôn phục vụ bạn những mâm cúng đầy đủ, chất lượng nhất. Bạn vui lòng nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi theo số Hotline để được hỗ trợ tư vấn, đặt dịch vụ mâm cúng trọn gói. Chúng tôi có nhiều gói dịch vụ khác nhau. Bạn không cần phải lo lắng về giá cả của dịch vụ vì chúng tôi sẽ dành những gì tốt nhất cho bạn. Đội ngũ nhân viên sẽ hỗ trợ tư vấn giúp chọn mâm cúng tổ nghề phù hợp nhất. Chúc bạn chọn được dịch vụ uy tín và có được mâm cúng đầy đủ nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *