Hướng dẫn cúng cất nóc đơn giản và chuẩn bị lễ vật cúng cất nóc nhà

Trong ý thức tâm linh người Việt, tục cất nóc nhà có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến những suôn sẻ, thuận lợi, may rủi trong cuộc sống và công việc của gia chủ về nhà mới. Vậy lễ cúng cất nóc gồm những gì

Lễ cất nóc dự án Marina Tower.

1. Ý nghĩa của lễ cúng cất nóc nhà

Lễ cúng cất nóc nhà hay còn gọi là lễ Thượng Lương, là một nghi lễ được thực hiện vào ngày đổ mái nhà (đổ bê tông/ lợp mái). Lễ cúng cất nóc là lễ cúng cầu may, cầu an, thuận lợi, suôn sẻ trong việc làm bộ phận xà nhà trên cùng (tức là bộ phận mái nhà). Đây cũng là khâu cuối cùng, khâu hoàn thiện cho ngôi nhà mới xây của gia chủ. Nhiều quan niệm cho rằng, lễ cúng này có nguồn gốc du nhập từ Phương Tây và đã có mặt ở nước ta từ rất lâu, được gìn giữ và lưu truyền cho đến tận ngày nay. Tùy từng quy mô cũng như mục đích sử dụng (nhà ở/ nhà thầu/ cơ quan tổ chức/ …) mà lễ cúng cất nóc nhà lại có những ý nghĩa khác nhau, trong đó:
  • Ý nghĩa của lễ cất nóc nhà ở: gia chủ thực hiện nghi lễ cầu khấn với mong muốn việc xây dựng nhà cửa sẽ hoàn thiện tốt đẹp, thuận lợi, tránh điềm xấu, gặp điềm lành, đồng thời sau khi xây nhà mới, gia chủ sẽ gặp may mắn trong công việc, trong làm ăn, ăn nên làm gia, có tiền có của, gia đình yên ấm, thuận hòa, ngôi nhà tránh khỏi những thiên tai, hỏng hóc, những tác nhân không tốt từ bên ngoài.
  • Ý nghĩa của lễ cất nóc nhà thầu, nhà công trình của các tổ chức, cơ quan: lễ cất nóc nhà như một nghi thức bắt buộc và có ý nghĩa quan trọng trực tiếp đối với chủ thầu, với người đầu tư và toàn bộ nhân viên, công nhân viên chức liên quan. Tất cả mọi người tham dự đều mong muốn những thuận lợi diễn ra với công trình, hy vọng sẽ có được một công trình chất lượng, toàn thể đội ngũ sau đó sẽ yên ổn với công việc, sinh ra lợi nhuận và đảm bảo sự phát đạt, thịnh vượng cho tổ chức.

2. Chuẩn bị mâm lễ cúng cất nóc nhà gồm những gì

Tùy từng quy mô nhà ở hay nhà công trình mà mâm lễ cúng cất nóc nhà sẽ có sự chuẩn bị khác nhau. Trong đó có 1 số lễ vật cơ bản sau:
  1. Hương/ nhang
  2. Nến đỏ: 2 cây
  3. Trầu cau: 1 đĩa trầu cau tươi
  4. Đồ mã, tiền vàng: 5 lễ tiền vàng, 1 bộ vàng hoa và 1 bộ đầy đủ quần áo Quan thần linh
  5. Nước: 1 bát nước trắng
  6. Muối: 1 đĩa muối tinh – muối hạt sạch
  7. Gạo: 1 bát gạo nhỏ
  8. Rượu: 1 hũ rượu nhỏ kèm theo 5 chén 
  9. Thuốc lá: 1 bao thuốc nguyên
  10. Chè khô: lá chè được xao khô, đóng bao
  11. Oản đỏ: lễ oản đỏ gồm 5 oản
  12. Hoa tươi: hoa có màu đỏ, lá xanh
  13. Mâm lễ mặn bao gồm: 1 con gà trống luộc, 1 đĩa thịt luộc, 1 đĩa xôi nếp, 1 quả trứng luộc, món canh …
(Mâm lễ mặn này gia chủ có điều kiện có thể chuẩn bị nhiều hơn. Thường thì đối với quy mô nhà công trình, phần thịt lợn luộc sẽ để nguyên miếng, thậm chí có thể chuẩn bị nguyên con heo quay).

3. Văn khấn bài cúng cất nóc nhà

Bài văn khấn cúng cất nóc.

4. Hướng dẫn nghi thức cúng lễ cất nóc nhà đơn giản

Các bước cúng cất nóc nhà:

Bước 1: Chọn ngày cúng, giờ cúng đẹp cất nóc nhà

Lễ cúng cất nóc cả đối với nhà ở dân dụng hay dự án đều phải chọn ngày đẹp. Ngày tốt, giờ tốt của lễ cúng cất nóc nhà ở thường được chọn theo mệnh của gia chủ. Ngày tốt nhất được xem là ngày hoang đạo. Gia chủ nên nhờ thầy có kinh nghiệm sẽ chọn được ngày đẹp nhất.Đối với dự án, cách xem ngày, xem giờ sẽ phụ thuộc vào mệnh của chủ thầu.

Bước 2: Chuẩn bị ban thờ

Chuẩn bị ban thờ cũng chính là sự sắp đặt, vị trí ban thờ. Thông thường với lễ cất nóc nhà ở, ban thờ sẽ được đặt trong nhà, có trình mâm lễ lên bàn thờ gia tiên và mâm cúng cất nóc riêng.Đối với lễ cúng cất nóc nhà công trình, ban thờ sẽ được đặt ngoài trời. Về vị trí đặt, hướng đặt cần thoáng, rộng rãi, sạch sẽ, hướng về phía ánh sáng.

Bước 3: Sắm lễ và bày lễ lên ban thờ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, gia chủ sắp lễ lên ban thờ. Lưu ý khi sắp lễ không được để sót lễ vật. Tuyệt đối không vừa cúng vừa sắp lễ bổ sung vì như vậy sẽ được coi là điểm không may mắn.

Bước 4: Tiến hành đốt nhang và cắm nhang vào mâm lễ

Người chủ lễ đốt nhang, cắm nhang vào mâm lễ thường.

Bước 5: Cúng

Trước đây, nghi thức cúng này thường được mời những người thầy có kinh nghiệm cúng bái. Song hiện nay lại được thực hiện chính chủ.

Bước 6: Hạ lễ

Hạ lễ được thực hiện vào thời điểm hết lễ, là khi hương trên ban thờ đã cháy hết. Lưu ý khi hạ lễ, gia chủ nên khấn xin lễ rồi mới hạ lễ xuống

Bước 7: Thủ tục sau lễ cúng cất nóc nhà, bao gồm các bước:

  1. Hóa vàng
  2. Thụ lễ
  3. Chúc mừng

Những lưu ý khi cúng cất nóc nhà để tránh rủi ro:

  1. Cúng thành tâm: đây là một trong những lưu ý quan trọng, việc cúng bái từ xưa đến nay, trong bất kỳ nghi thức nào vẫn luôn phải đặt cái tâm lên hàng đầu, không nên cúng bái qua loa, cúng bái theo kiểu cúng hình thức.
  2. Khách mời tham dự trong nghi thức cúng cất nóc nên tránh khắc tinh (là những người kỵ mệnh với gia chủ).
  3. Trong trường hợp ngày đẹp cúng cất nóc đã được ấn định nhưng gặp thời tiết xấu (mưa) thì cũng không nên rời ngày lễ mà có thể chuyển địa điểm cúng. Trừ trường hợp thời tiết quá xấu.

5. Đặt mâm trọn gói cúng cất nóc nhà

Mâm lễ cúng cất nóc nhà có thể tự chuẩn bị hoặc đặt theo dịch vụ. Nếu đặt theo dịch vụ thì gia chủ nên chọn những đơn vị uy tín, đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp mâm lễ trọn gói, bao gồm:

  1. Cung cấp mâm lễ vật cúng cất nóc đầy đủ
  2. Hướng dẫn quy trình cúng cất nóc chuẩn tập tục (cách sắp lễ, hạ lễ, thụ lễ, khấn, …)
  3. Cung cấp bài văn khấn cúng cất nóc nhà bằng văn bản cho đơn vị đặt dịch vụ
  4. Dịch vụ trọn gói cam kết: đúng giờ, đủ lễ, chi phí phù hợp.

Bài viết đã trình bày khá đầy đủ, chi tiết về “lễ cúng cất nóc gồm những gì”. Hy vọng sẽ hữu ích cho những gia đình/ đơn vị thi công công trình chuẩn bị cất nóc. 

Xem Thêm:  Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng Bao Gồm Những Lễ Vật Gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *