Cúng tất niên sớm có được không? Với hướng dẫn cơ bản

Trước câu hỏi “cúng tất niên sớm có được không?” có rất nhiều quan điểm trái chiều. Tuy nhiên về cơ bản người ta cho rằng cúng tất nhiên cũng như các lễ cúng khác, phù hợp và thành tâm là quan trọng nhất. Vậy cúng tất niên thủ tục như thế nào?

1. Ý nghĩa phong tục cúng tất niên

a. Giới thiệu phong tục cúng tất niên Việt Nam

Cúng tất niên là một nghi lễ thờ cúng đậm tính văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam gắn liền với tết Nguyên Đán (tết Âm lịch), diễn ra vào khoảng thời gian năm hết tết đến. 

Có nhiều quan điểm nghiên cứu cho rằng, rất khó xác định mốc thời gian cụ thể xuất hiện tục cúng tất niên. Cũng giống như nhiều nước phương Đông, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Hoa cổ, có lẽ tục cúng tất niên cũng có cội nguồn từ đấy, lấy lịch âm (lịch trăng) làm lịch truyền thống.

Bày biện mâm lễ vật cúng tất niên ở gia đình đẹp mắt

Việt Nam nói riêng, các nước phương Đông nói chung theo lịch trăng chọn ngày 30 tháng Chạp hằng năm làm ngày tất niên (đối với năm đủ), thực hiện nghi lễ thờ cúng đánh dấu năm hết tết đến, nếu năm thiếu sẽ là 29 tháng 12 – tức là ngày cuối cùng âm lịch của 1 năm. Còn Tất niên của các nước phương Tây sẽ là ngày 30/ 12 dương lịch. Đây cũng có thể xem là một điểm khác biệt rõ rệt nhất phân biệt 2 nền văn hóa Đông – Tây.

Cùng với sự phát triển xã hội và hội nhập quốc tế, nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam cũng đã bắt đầu coi trọng ngày tất niên phương Tây, có những nơi cũng có tổ chức ăn uống hội họp (đặc biệt là các cơ quan đoàn thể, các tổ chức lớn, …) song đây chưa bao giờ được coi là ngày lễ tất niên cổ truyền mà gọi chung chung nhất là “Tết dương lịch” – phân biệt với tết Âm lịch/ tết Nguyên Đán.

b. Ý nghĩa phong tục cúng tất niên

Với vị trí là ngày cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị bước sang ngày đầu tiên của năm mới, phong tục cúng tất niên có ý nghĩa rất quan trọng, gắn liền với tinh thần tâm linh của mỗi con người và hệ tư tưởng Phật giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần linh của người Việt nói chung:

Ý nghĩa quan trọng đầu tiên phải kể đến đó là phong tục cúng tất niên thể hiện nét bản sắc truyền thống của dân tộc: “Con người có tổ có tông”, “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đây chính là dịp để cả gia đình sum họp sau những ngày tháng bôn ba, trước là hướng về cội nguồn tổ tiên – thế hệ cha ông đã sinh ra ta, tỏ lòng thành kính, hiểu rộng ra là cảm tạ thần linh đất trời phù hộ độ trì, sau là hướng về gia đình về quê hương, tạm gác lại những mệt mỏi của cuộc sống để thưởng thức những giây phút vui vẻ ấm áp trọn vẹn bên người thân.

Đối với các cơ quan đoàn thể, các tổ chức, công ty, … ngày lễ tất nhiên chính là ngày chia tay năm cũ, mọi người kính xin thần linh đem đến những điều may cho năm mới, mọi người chúc nhau những điều tốt đẹp thông suốt một năm.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Xuân Hoan, nguyên Giám đốc Sở văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày Tất niên còn có một ý nghĩa rất thực tế, là dịp để người ta rà soát công nợ suốt 1 năm, nợ ai, ai nợ, nợ ai thì đi trả, ai nợ thì nhắc trả – trước ngày 30, tránh để nợ nần kéo sang năm mới để tránh những điều không may mắn trong làm ăn buôn bán sau này (ở cả 2 phía người vay và người cho vay).

2. Cúng tất niên sớm có được không? Ngày nào tốt năm 2020

Theo thông lệ, lễ cúng tất niên hằng năm sẽ diễn ra vào ngày 30 tết đối với năm đủ, 29 tết đối với năm thiếu. Trong phạm vi gia đình, mỗi nhà sẽ sắp một mâm cúng tươm tất, đặt trước bàn thờ gia tiên, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cảm tạ đất trời, hạ lễ sẽ sum họp thế hệ con cháu. Trong phạm vi dòng họ, thờ tổ, quy mô này sẽ được tổ chức lớn hơn với ý nghĩa tương tự.

Tuy nhiên, không theo thông lệ, nhiều gia đình hiện nay vì một vài lý do sẽ tổ chức lễ cúng tất niên sớm hơn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì điều này vẫn có thể được. Trong thờ cúng, bao gồm cả cúng tất niên, việc sắp mâm cơm đứng trước ban thờ là một nghi thức, cái cốt lõi mang đến ý nghĩa cho những tập tục này đặt ở cái tâm của con người, người thành tâm thì trời đất cũng dung. Tất nhiên nếu cúng đúng ngày vẫn là tốt nhất.

Vậy nếu cúng tất niên sớm, ngày nào trong năm 2020 sẽ là tốt nhất?

Năm 2020 là năm đủ, do đó ngày cúng lễ tất niên đúng sẽ rơi vào ngày 30 tháng Chạp (tức ngày 11/02 dương lịch). Tuy nhiên nếu điều kiện không cho phép, nhiều gia đình có nhu cầu đi du lịch, về quê ăn tết, … thì có thể cúng bữa tất niên vào ngày 29/ 12 (tức ngày 10/ 02 dương lịch) hoặc những ngày cuối năm (sau ngày 25/ 12). Lúc này, lễ cúng tất niên và lễ cúng 30 tết cổ truyền đã trở thành 2 ngày lễ riêng biệt.

Mâm lễ cúng tất niên đầy đủ và ý nghĩa với gia đình

Đối với các cơ quan tổ chức, lễ cúng tất niên không nhất thiết, và thường là không cúng vào ngày 30 tháng Chạp mà thường có xu hướng cúng vào cuối tuần. Và các bạn nên chọn ngày chủ nhật cuối cùng của năm, năm 2020 sẽ rơi vào ngày 26/ 12 âm lịch (tức ngày 07/ 02/ 2021 – lịch dương).

3. Cúng tất niên gồm những gì?

Mâm cúng tất niên đơn giản gồm những gì?

Tùy đặc trưng vùng miền cũng như điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng tất niên sẽ được chuẩn bị có sự khác nhau, song một mâm cúng tất tiên truyền thống thường có những lễ vật chính sau:

  • Hương và lửa (đèn/ nến): Đối với bất kỳ một nghi thức thờ cúng nào, hương và đèn/ nến đều là 2 lễ vật quan trọng không thể thiếu. Trong tục cúng tất niên, 2 lễ vật này biểu hiện là sợi dây gắn kết cõi trần và cõi âm, là mối liên hệ tâm thần của thế hệ con cháu đối với ông bà tổ tiên – những người đã khuất, mở rộng phạm vi ra là các vị thần linh thổ địa, các vị thần phủ hộ độ trì dưới góc độ tâm linh.
  • Mâm ngũ quả: Cùng với hương và đèn, mâm ngũ quả là lễ vật rất quan trọng. Tùy theo tính chất vùng miền, mâm ngũ quả sẽ được sắp đặt những loại quả khác nhau, đảm bảo các yếu tố sau: hội tủ đủ 5 loại trái cây tươi; màu sắc của mỗi loại trái cây là không giống nhau, và thông thường sẽ chọn 5 loại quả đại diện cho 5 hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ tương sinh cùng phát triển.
  • Hoa tươi: hoa tươi trong mâm cúng tất niên thường đa dạng hơn các nghi thức thờ cúng khác. Các bạn có thể chọn nhiều loại hoa, thể hiện màu sắc tươi mới, nhiều sức sống, nếu là hoa cắm trong lọ thì chọn cắm theo số lẻ là được.
  • Mâm cơm cúng tất niên:

Tùy từng vùng miền, ví dụ, trong mâm cúng tất niên miền Bắc sẽ thường có các lễ vật như: Thịt lợn luộc, Gà luộc (1 con), móng giò hầm, một món canh, một món xào, hành muối, giò lụa (hoặc chả), bánh chưng (bánh tét) và xôi nếp.

Mâm cúng tất niên miền Trung bao gồm các lễ vật như: thịt heo luộc, giò lụa Huế, thịt đông, măng khô hầm/ xào, đĩa ram, đĩa cá chiên và đồ nếp.

Mâm cúng tất niên miền Nam bao gồm các lễ vật như: Bánh tét, canh măng, canh mướp đắng nhồi thịt, thịt heo luộc, gỏi tôm thịt, giò chả và dưa kiệu.

4. Văn khấn bài cúng tất niên

Mẫu bài cúng văn khấn tham khảo:

Văn khấn bài cúng tất niên chuẩn tâm linh

Đối với cúng tất niên, nếu gia chủ không thuộc văn khấn thì có thể tham khảo bài văn khấn trên đây và nên học thuộc văn khấn rồi cúng là chuẩn nhất.

5. Cách cúng tất niên đơn giản

Phong tục cúng tất niên cổ truyền thường diễn ra theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị ban thờ

Chuẩn bị ban thờ hay chính là công việc lau chùi ban thờ cho sạch sẽ. Đây là công việc quan trọng và đầu tiên bắt buộc phải làm, không chỉ là sự sạch sẽ mà còn thể hiện sự kính trọng của con cháu với ông bà tổ tiên.

Bước 2: Chuẩn bị lễ vật và sắp lễ vật lên ban thờ

Vì mâm cúng tất niên thường là mâm cúng khá đầy đủ và thịnh soạn trong 1 năm nên thao tác chuẩn bị lễ vật cần được chu đáo tươm tất hơn, bao gồm: hương, đèn, mâm ngũ quả, hoa và mâm cơm cúng tất niên.

Bước 3: Cúng tất niên

Người thực hiện nghi thức cúng tất niên phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, rửa sạch chân tay, nếu có thời gian chuẩn bị nên tắm rửa sạch sẽ trước khi đứng vào ban thờ sắp lễ, thường là chủ gia đình. 

Sư thầy đang làm lễ cúng tất niên

Bước 4: Hạ lễ

Sau cúng, gia chủ đợi khi hết lễ (là khi hương đã cháy hết), hạ lễ và cùng con cháu thụ lễ, ăn tất niên cuối năm.

Lễ cúng tất niên là một nghi lễ thờ cúng tổ tiên thể hiện nét văn hóa đẹp đẽ của nước ta, được tổ chức đều đặn hằng năm, có thể cúng sớm hơn ngày 30 tháng Chạp song không thể bỏ, cần được giữ gìn và phát huy trong tiến trình lịch sử văn hóa nước nhà.

Xem Thêm:  Thôi Nôi Cho Bé Gái Nên Tặng Quà Gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *