Lễ cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì chuẩn phong tục?

Rằm tháng 7 hay chính là ngày Vu Lan báo hiếu (dưới thế giới quan Phật giáo). Đồng thời cũng là ngày xá tội vong nhân, có vị trí đặc biệt quan trọng trong tiềm thức người Việt từ xưa đến nay. Vậy cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì?

Nguồn gốc và ý nghĩa về rằm tháng 7

Nguồn gốc cúng ngày rằm tháng 7

Tục cúng ngày rằm tháng 7 được xem xét ở 2 nguồn gốc:

Nguồn gốc cúng ngày lễ Vu Lan

Hằng năm, ngày rằm tháng 7 âm lịch được quan niệm chính là ngày báo hiếu của của con cái đối với cha mẹ, có xuất xứ từ thế giới quan Phật giáo, được các tăng ni Phật tử nhân rộng và truyền bá rộng rãi trong dân gian.

Theo đó, 2 tiếng “Vu Lan” gắn liền với sự tích về Bồ tát Mục Kiều Liên hiếu đức đã giải cứu (giải thoát) mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ bằng con đường Phật dạy: nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương.

Sau đó, vào ngày rằm tháng 7, lúc chư tăng mãn hạ phải sắm 1 lễ vật đặt vào một chiếc chậu kính dâng và thành tâm khấn lễ mới mong cứu được mẹ khỏi ngục tối. Quả nhiên làm theo lời Phật, Mục Kiều Liên đã giải cứu được mẹ khỏi cõi tối tăm về với giới lành. Từ tấm gương đại hiếu của Bồ tát Mục Kiều Liên, Phật cũng khuyên chúng sinh báo hiếu cho cha mẹ theo cách này.

Nguồn gốc cúng ngày xá tội vong nhân

Đây còn gọi là ngày cúng cô hồn xuất phát từ tích A Nan (A Nan Đà) và quỷ diệm khẩu. Một buổi tối, khi A Nan đang ngồi tịnh thì có một con quỷ gầy nhom, cổ dài, mặt đen, miệng nhả ra lửa xuất hiện. Nói với A Nam rằng: Sau 3 ngày nữa ông sẽ chết và luân hồi vào kiếp quỷ như tôi.

Muốn tránh khỏi kiếp nạn này, ông phải chuẩn bị mỗi đứa 1 hộc thức ăn và sửa soạn lễ cúng dường Tam Bảo. Chẳng những ông có thể Tăng thọ mà chúng tôi cũng được siêu thoát sinh về cõi trên. A Nan trình lên Đức Phật. Đức Phật nghe xong đã truyền cho A Nan bài chú có tên là “Cứu bạt diệm khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni”.

A Nan làm theo, đem bài chú Phật dạy tụng trong lễ cúng và quả nhiên thoát được kiếp nạn này. Kể từ đó, tục cúng cô hồn xuất hiện.

Ý nghĩa lễ cúng ngày rằm tháng 7

  • Ý nghĩa lễ cúng Vu Lan: thể hiện sự báo hiếu của con cái với cha mẹ. Mặc dù ngày lễ này có nguồn gốc trực tiếp từ Phật giáo và cho đến hiện nay vẫn gắn liền với Đạo Phật, với các Tăng ni Phật tử. Song ý nghĩa lại không đơn thuần là một nghi thức tôn giáo. Nó mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp là thắp lên tình yêu thương cao cả trong trái tim mỗi con người.
  • Ý nghĩa lễ xá tội vong nhân (cúng cô hồn): xuất phát từ nghĩa tích gốc là “thả quỷ miệng lửa”, ngày nay lễ cúng cô hồn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó quy tụ lại là ngày lễ làm phúc, bố thí, xá tội cho các vong hồn còn lang thang chưa được siêu thoát. Theo quan niệm dân gian, vào ngày này các vong hồn sẽ được thả tự do, tháng này cũng gọi là tháng cô hồn, do đó nếu làm ăn việc gì thì nên di dời để tránh những điều không may.

Tại Việt Nam, nếu xét về tính phổ biến thì ngày rằm tháng 7 được hiểu nhiều hơn. Thực chất tháng 7 được gọi là tháng cô hồn, người ta có thể cúng xá tội vong nhân vào các ngày khác trong tháng, còn ngày Lễ Vu Lan chỉ có duy nhất 1 ngày.

Lễ vật cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì?

Lễ cúng rằm tháng 7 là một ngày lễ cúng lớn. Do đó lễ vật được chuẩn bị khá cầu kỳ với 3 mâm lễ:

Mâm 1: Mâm lễ cúng bàn Phật

Bàn thờ Phật là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, và mâm lễ này được chuẩn bị sẽ là mâm lễ chay.

Mâm lễ gợi ý, bao gồm các lễ vật đầy đủ sau:

  • Xôi nếp: 2 đĩa, nên chọn xôi có màu, có thể là một đĩa xôi gấc, 1 đĩa xôi lá nếp xanh.
  • Xôi chè: xôi và chè trôi nước, chè trôi nước sắp vào bát sứ nhỏ, xếp thành 5 phần bằng nhau hoặc có thể xếp thành hình ngũ giác.
  • Món canh chay
  • Món luộc chay (rau củ quả luộc)
  • Món xào chay
  • Món chiên/ rán chay
  • Một mâm ngũ quả đặt ngay bên cạnh, bao gồm 5 loại quả khác nhau và khác màu, sắp theo số lẻ.

Mâm 2: Mâm lễ cúng trong nhà

Mâm lễ cúng trong nhà chính là bàn cúng gia tiên, không cần phải là đồ chay nhưng khi nấu tuyệt đối không được nếm đũa, với các món chính như sau:

  • Nhang: cắm trực tiếp lên bát hương bàn thờ gia tiên, cắm theo số lẻ (thường là 3 cây)
  • Đèn cầy, đèn điện, hoặc nến
  • Vàng mã, đồ mã (quần áo, giầy dép bằng giấy)
  • Cơm tẻ: 1 bát
  • Xôi nếp: 1 đĩa xôi nếp, xôi trắng hoặc xôi màu đều được, nếu là xôi trắng thì nên đồ chung với đậu.
  • Gà luộc: 1 con, gà trống, xếp đầy đủ các bộ phận của con gà lên mâm cúng.
  • Món luộc
  • Món xào
  • Món nộm
  • Món rán
  • Đồ ngọt (chè trôi nước – sắp theo số lẻ)
  • Trái cây: 5 loại trái cây xếp thành đĩa ngũ quả.
  • Hoa tươi, thường là hoa cúc đại vàng tươi, cắm 1 lọ lẻ 7/ 9 bông

Mâm 3: Mâm lễ cúng ngoài trời

Đây là mâm cúng dành cho cúng cô hồn, bao gồm các lễ vật cơ bản sau:

  • Nhang và đèn cầy/ nến
  • Cháo trắng: sắp thành 12 bát nhỏ bằng nhau
  • Đường thẻ: sắp thành 12 phần
  • Bánh kẹo
  • Trái cây: 5 loại trái cây với 5 màu khác nhau.
  • Tiền trần: tiền lẻ với nhiều mệnh giá khác nhau
  • Vàng mã
  • 3 ly nước nhỏ
  • 1 lọ hoa tươi (nên chọn hoa cúc)
  • Muối và gạo.

Bài cúng văn khấn rằm tháng 7

Dưới đây là bài mẫu cúng văn khấn rằm tháng 7 cho lễ Vu Lan, gia chủ có thể tham khảo và thành tâm khấn theo:

Bài văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào đúng nhất?

Ngày rằm tháng 7 là ngày 15/ 7 âm lịch hằng năm. Thông thường lễ cúng rằm tháng 7 sẽ diễn ra đúng ngày đó và cũng là ngày tốt nhất.

Tuy nhiên nếu xét dưới góc độ là lễ cúng cô hồn thì không nhất thiết phải cúng đúng ngày. Gia chủ cúng vào các ngày từ mùng 2 đến 17/7 đều được. Những ngày này Diêm Vương sẽ mở Quỷ Môn Quan để các cô hồn. Ngày 15/ 7 sẽ cúng ngày Vu Lan báo hiếu.

Về giờ cúng: đối với lễ Vu Lan báo hiếu, giờ cúng nên cúng tốt nhất là vào buổi sáng (trước 11h sáng), còn đối với cúng cô hồn, giờ cúng đẹp lại vào buổi chiều vì quan niệm đây là khoảng thời gian các vong hồn đang trên đường trở về địa ngục.

Cách cúng rằm tháng 7 đúng và chuẩn

Hướng dẫn cách cúng rằm tháng 7 chuẩn theo các bước sau:

  • Bước 1: Căn giờ cúng để sửa soạn bàn thờ
  • Bước 2: Chuẩn bị và sắp lễ vật lên bàn thờ
  • Bước 3: Đọc văn khấn và thực hiện những thao tác thờ cúng cơ bản
  • Bước 4: Đợi hết lễ, xin lễ và hạ lễ
  • Bước 5: Những thủ tục sau cúng rằm tháng 7 (hóa vàng, rắc tiền, rắc gạo, nước, cháo …)
  • Bước 6: Con cháu thụ hưởng lễ vật

Lễ vật cúng rằm tháng 7 trọn gói mua ở đâu?

Lễ vật chuẩn bị cho cúng rằm tháng 7 tương đối cầu kỳ. Do vậy, nếu không có điều kiện chuẩn bị gia chủ có thể đặt lễ cúng trọn gói. Các đơn vị cung cấp dịch vụ còn có thể tư vấn sắp lễ, cách bày lễ cũng như văn khấn cho gia chủ.

Bài viết đã giới thiệu khá chi tiết về lễ cúng rằm tháng 7 ở cả 2 tầng ý nghĩa: lễ cúng Vu Lan và lễ cúng xá tội vong nhân. Hy vọng sẽ đem đến những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

Xem Thêm:  Cúng Thần Tài Mùng 10 Gồm Những Gì Để Được Tài Lộc?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *