Cúng ông Táo về trời ngày nào? Và những điều cần biết

Phong tục cúng ông Táo về Trời vốn từ lâu đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay phong tục này được lưu truyền và hầu như ai cũng tuân theo. Vậy Cúng ông Táo về trời ngày nào?Thông thường, mọi người sẽ gắn liền tên gọi Ông Công, Ông Táo với nhau. Tuy nhiên, đây là 2 tên gọi hoàn toàn khác nhau. Ông Táo chính là ngụ ý “2 ông 1 bà” là các vị thần bao gồm vị thần Nhà, vị thần Đất, vị thần Bếp núc. Theo phong tục, việc cúng ông Táo về trời nhằm mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn các vị thần đã trông coi, giữ lửa, mang lại sự ấm no, sung túc cho gia đình trong một năm qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác thời điểm cúng đưa ông Táo về trời. Do đó, bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn biết được ngày thực hiện phong tục này mà người Việt Nam thường làm.

1. Nguồn gốc ra đời khi ông Táo về trời?

Tục cúng ông Táo về trời là phong tục lưu truyền từ xưa đến nay. Thế nhưng ít ai biết về nguồn gốc ra đời của phong tục này. Theo các chuyên gia, phong tục này bắt nguồn từ tục cúng Táo Quân ở Trung Quốc. Câu chuyện về phong tục này có nhiều dị bản. Tuy nhiên nội dung chính vẫn là câu chuyện oan trái xoay quanh gia đình Trọng Cao và Thị Nhi. Họ là đôi vợ chồng đã chung sống nhiều năm nhưng vẫn chưa có mụn con nào nên thường cãi vã. Một hôm nọ vì một chuyện không đáng Trọng Cao lỡ tay đánh Thị Nhi. Vì quá đau buồn và tức giận nên cô đã bỏ đi rồi gặp và yêu Phạm Lang. Họ kết hôn sau đó và sống cùng nhau.

Mâm cúng ông táo cũng mâm theo các hương vị của ngày cuối năm.Về phía Trọng Cao, chàng vô cùng hối hận và bắt đầu lên đường đi tìm vợ. Trong lúc khốn khổ thì vô tình lại vào đúng nhà Thị Nhi. Lúc này cô vợ đã nhận ra đó là chồng mình. Lúc đó, Phạm Lang quay về nhà bất ngờ.Thị Nhi đành đưa chồng cũ trốn ở đống rơm sau vườn. Nhưng không may Phạm Lang đốt rơm để lấy tro bón ruộng nên vô tình Trọng Cao bị thiêu rụi vì không dám chui ra ngoài.Chứng kiến cảnh đó, Thị Nhi ân hận vô cùng. Nàng đã nhảy vào đống lửa theo chồng cũ. Còn Phạm Lang quá bất ngờ nên cũng nhảy vào đống lửa chết theo vợ. Người ta cho rằng linh hồn cả ba người được đưa lên trời, và được sắc phong làm Táo Quân. Họ cùng được gọi chung một tên nhưng mỗi người đảm nhận một việc theo như tên gọi: vị thần Nhà, vị thần Đất, vị thần Bếp núc.

2. Cúng ông Táo về trời tổ chức ngày nào?

Để lưu truyền tục này cho con cháu, chúng ta cần biết thời điểm tốt để cúng ông Táo.

a. Cúng ông táo vào ngày nào?

Thông thường thì cúng Ông Táo được tổ chức vào ngày 23 tháng chạp hằng năm. Tuy nhiên, với những gia đình không có thời gian vào ngày đó thì cũng đừng lo lắng. Ngày nay, từ 21 tháng Chạp đến 23 tháng Chạp, các gia đình đều có thể cúng ông Công ông Táo về trời. Tại nhiều gia đình thường sẽ tụ họp con cháu, cha mẹ vào ngày này như là dịp sum vầy và tiễn ông Táo đi với sự bình an.

b. Cúng ông táo mấy giờ là tốt nhất?

Ở một số gia đình, họ rất chú trọng đến giờ cúng ông Táo. Vì họ mong muốn tiễn ông táo đi an toàn và cầu mong mang lại nhiều may mắn khi trở về. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà chúng ta cũng có thể lựa chọn ngày và giờ sao cho phù hợp nhất. Giờ cúng sẽ không quy định bắt buộc nhưng nếu có thể nên tiến hành sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Bạn không cần phải đặt nặng thời điểm để cúng. Miễn sao chuẩn bị lễ vật chu đáo cùng sự tôn kính của mình.

3. Lễ vật chuẩn bị cần có để cúng ông táo về trời.

Bên cạnh thời gian cúng thì việc chuẩn bị lễ vật để cúng cũng rất quan trọng. Thông qua những lễ vật mà mình cũng sẽ thể hiện lòng thành của gia chủ. Tuy không phải là lễ vật cao sang nhưng miễn đầy đủ, tươm tất là được. Mỗi một vùng miền sẽ có mâm lễ khác nhau. Sau đây là những lễ vật cần thiết theo vùng miền.Ở miền Bắc thông thường sẽ bao gồm: 1 con gà trống luộc,1 đĩa xôi gấc,1 đĩa giò lợn, 1 cái bánh , chưng, 1 bát canh chân giò nấu măng,  1 đĩa thịt nấu đông, 1 bát gạo đầy, 1 bát muối trắng,…. Tất nhiên là không thể thiếu 3 chiếc mũ ông Táo: gồm 2 cái có cánh chuồn dành cho Táo ông và 1 cái không có cánh chuồn cho Táo bà với 3 bộ quần áo giấy: 2 bộ nam và 1 bộ nữ cùng một số linh kiện khác.

Lễ vật cúng ông Táo ý nghĩa và đặc biệt không thể thiếu cá chép Ở miền Nam lại thay băng canh khổ qua dồn thịt. Đồng thời, họ sẽ sử dụng tiền vàng mã và sử dụng rượu trà. Nhìn chung lễ vật của một mâm lễ cúng ông Táo cũng không quá phức tạp. Chủ yếu là gia chủ bày tỏ, gửi gắm những điều tốt đẹp cho thần linh. Ngoài ra, hiện nay người ta cũng cúng cá chép như là một sự nhắn gửi cùng ông Táo về trời an toàn. 

4. Văn khấn bài cúng chuẩn cúng ông táo

Sau khi đã chuẩn bị hoàn tất thì bạn cũng nên chú ý đến văn khấn bài cúng ông Táo sao cho chuẩn nhất. Các bài văn khấn cúng bái mỗi vị thần sẽ khác nhau. Đối với văn cúng ông Táo thì sẽ có một số mẫu thông dụng. Văn khấn tuy ngắn gọn nhưng rất đầy đủ được thể hiện như sau:

Nội dung đầy đủ cho bài văn khấn cúng ông Táo về nhà trời. Trên đây chính là văn khấn ngắn gọn mà nhiều người áp dụng để thực hiện cúng. Những người đứng cúng có thể in ra để đọc trong lúc cúng. Đặc biệt, bài cúng này là một trong những bài cúng quan trọng mà mỗi độ Tết đến chúng ta sẽ sử dụng. 

5. Đặt mâm cúng ông táo trọn gói ở đâu?

Gia chủ có thể băn khoăn không biết nên đặt mâm cúng ông Táo trọn gói ở đâu. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ mâm cúng ông Táo trọn gói.Chúng tôi là đơn vị chuẩn bị mâm cúng uy tín nhất hiện nay. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ quý khách hàng khi có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng quên nhấn vào Hotline hoặc để lại lời nhắn nếu muốn đặt dịch vụ nhé.

Lễ vật gia chủ chuẩn bị làm lễ cúng ông Táo. Qua bài viết, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức về việc cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Mọi dịch vụ chúng tôi sẽ phục vụ bạn tận nhà. Chúng tôi tự tin mang đến cho bạn sự hài lòng nhất với giá cả vô cùng hợp lý. 

Xem Thêm:  Gợi Ý Mâm Cúng Mùng 1 Tết & Bài Văn Khấn Mùng 1 Tết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *