Cúng ông Táo ngày thường mang đậm nét văn hóa Việt

Cách cúng ông Táo ngày thường là một nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Không chỉ có ngày 23 tháng chạp hàng năm các gia đình mới tổ chức cúng ông Táo về trời mà ngày thường người ta vẫn cúng  với mong muốn được phù hộ và giữ gìn gia đình luôn bình an, hạnh phúc.

Mâm cúng ông Táo đơn giản. (Hình minh hoạ)

Cách cúng ông Táo ngày thường được tiến hành như thế nào, có khác gì so với ngày 23 tháng chạp. Đây là điều mà rất nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ có thể chưa biết kết. Cúng ông Táo ngày thường thể hiện ý nghĩa gì, cách bày biện mâm cúng ra sao, đặt mâm cúng ở đâu cho đúng, và các bước cúng như thế nào cho đúng thì mời các bạn cùng tìm hiểu sau đây.

1. Ý nghĩa với cúng ông táo hàng ngày

Hàng năm vào ngày 23 tháng chạp các gia đình sẽ tổ chức cúng ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc lớn nhỏ trong gia đình một năm qua. Sau khi xong việc, đêm giao thừa ông Táo sẽ trở về và tiếp tục trông coi bếp lửa của gia đình. Nên vào ngày này, các gia đình Việt thường tổ chức lễ cúng ông Táo. Tuy nhiên, ngày nay nhiều gia đình còn tổ chức cúng vào những ngày thường. Lễ cúng ông Táo bao hàm nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Thứ nhất, đây là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Cúng ông Táo để lưu giữ và phát huy phong tục tập quán của người Việt.

Người xưa quan niệm rằng, Ngọc Hoàng sẽ dựa vào lời báo cáo của ông Táo để xem xét khen thưởng hoặc phạt gia chủ. Vì thế, vai trò của ông Táo rất quan trọng. Trước khi ông Táo về trời người ta thực hiện lễ cúng ông Táo để ông nói tốt về gia đình mình với Ngọc Hoàng.

Còn đối với những ngày thường vẫn cúng ông Táo để cầu mong ông ban tài lộc,  bình an cho gia đình, nhớ ông ngăn cản sự quậy phá của các cô hồn, ma quỷ chỉ trên đất này, đem lại bình yên, may mắn. 

2. Hướng dẫn cách cúng ông táo ngày thường với các bước

Nghi lễ cúng ông Táo ngày thường đơn giản hơn so với cùng ông Táo ngày 23 tháng chạp. Cúng ông Táo cần thực hiện theo các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Bàn thờ ông Táo có thể kết hợp với bàn thờ gia tiên hoặc bày ở dưới bếp bếp, sạch sẽ và tránh xa nước.
  • Bước 2: Chuẩn bị mâm cúng, hoa tươi và lễ vật cúng đầy đủ. Đặt mâm cúng ông Táo lên bàn và sắp xếp ngay ngắn, theo hướng may mắn cho gia chủ.
  • Bước 3: Gia chủ ăn mặc chỉnh tề, tự tay thắp hương và nến. Sau đó cắm vào lư hương.
  • Bước 4: Gia chủ đọc văn khấn với tấm lòng thành tâm nhất. Gia chủ nên chuẩn bị bài văn khấn trước để khi khấn dễ dàng đọc hơn. Với mong ông luôn giữ gìn bảo vệ gia đình, nhờ đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
  • Bước 5: Gia chủ pha trà để dâng lên thần linh, gia tiên mục đích để khai bếp thuận lợi. Cuối cùng là hóa vàng và tán lễ vật. 

Chú ý nghi lễ cách cúng ông Táo ngày thường tuy đơn giản nhưng vẫn nên được thực hiện bởi gia chủ. Không để người khác thực hiện để nói lên tấm lòng thành. 

3. Vị trí mâm cúng ông táo ở đâu?

Nhiều người thắc mắc cúng ông Táo ngày thường thì đặt mâm lễ cúng ở đâu đâu cho đúng? Sau đây xin được giải thích để các bạn hiểu rõ hơn.

Theo quan niệm xa xưa, ông Táo là thần canh giữ bếp núc, ông coi sóc và ghi chép lại diễn biến xảy ra trong gia đình. Vì vậy, ở gian bếp của các gia đình Việt có bàn thờ ông Táo. Do đó lễ cúng ông Công ông Táo áo thường được thực hiện trên bàn thờ ông Táo ở dưới bếp.

Tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình không có bàn thờ ông Táo trong bếp thì cúng ông Táo sẽ đặt ở đâu? Trường hợp này, gia chủ có thể cúng ông Táo ở trên bàn thờ thần linh, gia tiên, tổ tiên của gia đình. 

Dù là đặt ở đâu thì mâm cúng ông Táo áo đều cần phải nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất. Khi cúng ông Táo cần tấm lòng thành kính luôn hướng đến những điều tốt đẹp. 

Mâm lễ đặt trên nhà thì cần được đặt ở giữa. Trường hợp ở ngoài sân thì cần chỗ sạch sẽ và quay về hướng Nam mà hành lễ.

4. Lễ vật cúng ông táo ngày thường gồm những gì?

Theo tương truyền cúng ông Táo phải có cá chép. Đây là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Từ đó, Ngọc Hoàng sẽ có hình thức thưởng phạt cho mỗi gia đình. Vì vậy, nếu muốn ông Táo nói tốt thì cần chuẩn bị mâm cúng cần đầy đủ và tươm tất.

Mâm cúng ông Táo ngày tết. (Hình minh hoạ)

  1. 1 chiếc lọng màu đỏ có viền vàng
  2. 3 bộ quần áo giấy
  3. Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 cái
  4. Gà trống trắng
  5. Xôi đỏ
  6. Hương: 9 cây
  7. Đèn: 
  8. Nến: 9 cái
  9. Hoa tươi
  10. Mâm ngũ quả
  11. Tiền vàng 
  12. Rượu 3 chén với ba màu đỏ, trắng, vàng 
  13. 3 chén trà ba loại mùi vị khác nhau.
  14. Trầu cau
  15. Bánh kẹo 
  16. Ba con cá chép sống.

Đó là những những thứ cần thiết, cơ bản trong cách cúng ông Táo ngày thường mà mọi người cần biết để thực hiện cho đúng.

Sau khi cúng xong, gia chủ hóa vàng và phóng sinh cá chép ở nơi nước sạch, nước lưu thông. Về cơ bản mâm cúng và lễ cúng ông Táo gồm những thứ đó nhưng đối với miền Bắc, Trung, Nam có thể có vài điểm khác nhau trong mâm cúng tùy phong tục từng nơi. Vùng thì chọn mâm cúng ngọt, nơi thì chọn mâm cúng mặn nên món ăn trong mâm cúng sẽ có sự đặc thù riêng. 

5. Đặt mâm cúng ông Táo trọn gói ở đâu?

Đối với nhiều gia chủ không có thời gian chuẩn bị mâm lễ cúng ông Táo thì họ thường sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng ông Táo trọn gói. Sử dụng dịch vụ giúp cho chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc chuẩn bị mâm lễ. Đặc biệt, quý khách sẽ được hỗ trợ giao tận nơi tại địa chỉ giúp cho gia chủ có thể thực hiện được nghi lễ tốt nhất. 

Một trong những vấn đề quan trọng khi chúng ta có nhu cầu mua lễ vật cúng ông Táo đó là nên mua từ đơn vị nào. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo chất lượng cũng như giá cả của mâm lễ sẽ mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Không phải đơn vị nào cung cấp mâm lễ cúng tất niên trên thị trường hiện nay cũng đảm bảo chất lượng và giá cả. 

Khi có nhu cầu đặt mâm lễ cúng ông Táo ngày thường vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp mâm cúng cho các lễ cúng kiến lớn nhỏ của người Việt. 

6. Bài cúng văn khấn cúng ông táo hàng ngày

Bài cúng văn khấn ông táo hằng ngày theo văn hóa Việt. Đây là bài văn khấn cơ bản mọi người có thể diễn đạt với hết cả tâm ý của mình. 

Bài cúng ông Táo hàng ngày, ngày rằm

Sau khi đọc văn khấn xong, gia chủ khấn vái, cúi đầu rồi đi lùi về phía sau ba bước mới được quay lưng. Đợi hương cháy hết khoảng 1/3 thì có thể đi hóa vàng. Sau khi giá vàng, gia chủ gói tro và ba con cá vàng đem đi thả xuống sông hồ nơi có dòng nước lưu thông.

Tóm lại trên đây là cách cúng ông Táo ngày thường theo chuẩn phong tục của người Việt. Nếu gia đình không có điều kiện thì có thể cúng một cách đơn giản và tấm lòng thành. Mỗi gia đình cần sống hòa thuận, vui vẻ bên nhau thì ông Táo mới có thể nói tốt với Ngọc Hoàng được.

Xem Thêm:  Cúng nhập trạch nhà chung cư cần những gì là tốt nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *