Cúng ông Công ông Táo sao cho đúng chuẩn phong tục người Việt Nam?

Nghi thức cúng ông Công ông Táo thường được thực hiện vào ngày 23 tháng chạp hàng năm. Tuy nhiên rất nhiều gia đình cũng có bàn thờ này, nên cũng cúng vào ngày rằm và mồng 1 hàng tháng. Vậy cúng như thế nào cho đúng bạn đã biết hay chưa?

Từ thời xa xưa, việc thờ cúng các vị thổ công, ông địa hay ông Công, ông Táo là việc mà nhiều người dân Việt Nam thực hiện và đây dần trở thành một trong những nghi thức dân gian tốt đẹp được lưu giữ và không thể bỏ qua. Ngày lễ cúng ông Công ông Táo lớn nhất được mọi người thực hiện đó chính là ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Theo quan niệm dân gian thì đây là dịp mà ông Công, ông Táo lên Thiên đình chầu Ngọc Hoàng, cũng như bẩm báo với Ngọc Hoàng những sự việc đã diễn ra trong suốt 1 năm qua. Tuy nhiên, nhiều địa phương lại có phong tục cúng ông Táo vào những ngày rằm và ngày mồng 1 hàng tháng. Vào những ngày này, chỉ cần chuẩn bị một ít lễ vật nhỏ để dâng lên các Ngài, thể hiện lòng thành của gia chủ tới các vị thần linh.

Ý nghĩa của nghi thức cúng ông Công ông Táo

Vì việc cúng ông Công ông Táo được thực hiện vào thời điểm gần sát ngày Tết Nguyên đán – Tết truyền thống của người dân Việt Nam, do đó mà ngày này thường được mọi người chú trọng và tổ chức một cách chu đáo nhất. Theo quan niệm của người Việt Nam cho rằng, một năm sẽ được tính từ thời điểm Tết Nguyên Đán, cho đến khi ngày 23 tháng Chạp ông Táo về trời và báo cáo mọi công việc dưới hạ giới với Ngọc Hoàng. Căn cứ vào báo cáo của các Táo mà Ngọc Hoàng sẽ quyết định và đưa ra những hình thức thưởng phạt cho từng gia đình trong một năm mới tiếp theo.

Do đó mà người ta quan niệm rằng, khi cúng ông Công ông Táo về trời, thì các Táo sẽ giúp cho các gia đình có thể bẩm báo những việc tốt trong năm và nói tránh, nói giảm đi những việc làm chưa tốt trong năm vừa qua, để tránh bị Ngọc Hoàng trách phạt. Xuất phát từ ý nghĩa đó mà nghi thức cúng ông Công, ông Táo thường được cử hành khá long trọng trong ngày này.

Ngoài nghi thức cúng long trọng nêu trên, thì ở nhiều vùng nhiều nơi cũng có tập tục cúng ông Công, ông Táo vào ngày rằm và ngày mồng 1 hàng tháng. Về bản chất, thì việc thờ cúng ông Táo đó chính là thờ thần Lửa bao gồm: Thổ Công, Thổ Kỳ và Thổ Địa. Những vị thần linh này được giao những nhiệm vụ khác nhau trong mỗi gia đình, đó là cai quản đất đai, công việc gia đình cũng như việc bếp núc hằng ngày.

Xem Thêm:  Dịch Vụ Đặt Mâm Cúng Tổ Nghề Make Up Chuyên Nghiệp Nhất

Do đó mà việc thờ cúng các vị thần linh này cũng là một phần bày tỏ sự tôn trọng và thể hiện mong muốn có được một năm sống hòa thuận, may mắn và mang đến những điều tốt lành cho gia đình mình.

Cần thực hiện nghi thức cúng ông Công ông Táo vào thời điểm nào?

Khác với những nghi lễ cúng thông thường khác, việc cúng ông Công ông Táo  không cần phải chọn ngày hay giờ đẹp để thực hiện, mà sẽ được tiến hành vào ngày giờ đã được định sẵn, chỉ cần tiến hành xong nghi thức trước khi hết giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp. Bởi theo truyền thuyết từ xa xưa của ông cha ta đến nay, ông Táo sẽ phải di chuyển trước giờ đấy vì cổng Thiên Đình sẽ đóng và để có thể về chầu trời kịp thì cần tiến hành trước thời gian nêu trên. Thông thường, những gia đình không có nhiều thời gian thì lựa chọn tổ chức cúng vào ngày 21 tháng Chạp. Tuy nhiên, đa số là nhiều người chọn thời điểm ngày 23 tháng Chạp cho đến lúc kết thúc giờ Ngọ ngày đó (tức là khoảng thời gian từ 11 giờ đến 13 giờ trưa).

Việc lựa chọn ngày giờ để thực hiện nghi thức không quá quan trọng, chỉ cần tuân thủ một vài yêu cầu nhỏ như trên là đã có thể thực hiện nghi thức một cách tốt nhất. Việc tổ chức nghi lễ này thể hiện tấm lòng của gia chủ dâng lên các vị thần linh, nên cần chuẩn bị và ghi nhớ để tiến hành một cách tốt nhất.

Nếu như gia đình có làm lễ cúng ông Công ông Táo hàng tháng, thì có thể cúng vào chiều tối ngày 30 và ngày 14 âm lịch, và hạ lễ sau 1 ngày, cùng lúc với việc thắp hương bàn thờ gia tiên và thuận tiện nhất cho gia chủ.

Cần chuẩn bị những gì cho lễ cúng ông Công ông Táo về trời

Nếu như bạn đang muốn biết về mâm lễ để cúng ông Công ông Táo vào ngày thường, thì chỉ cần chuẩn bị một số lễ vật nhỏ như hoa quả, chè cháo… để có thể cúng hàng tháng. Nếu như gia đình bạn có điều kiện cũng như có nhiều thời gian hơn thì cũng có thể chuẩn bị một số món ăn đơn giản, có thể là mâm cúng mặn hoặc mâm cúng chay và tùy thuộc vào khẩu vị của từng gia đình. Ngoài ra trên bàn thờ lúc nào cũng phải có 3 hoặc 5 chén rượu để tiện khi tiến hành nghi thức cúng, và trước khi cúng thì cũng phai dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ, thể hiện sự tôn trọng của gia chủ đối với các vị thần linh.

Xem Thêm:  Cúng Thần Tài Mùng 10 Gồm Những Gì Để Được Tài Lộc?

Đấy là lễ vật cần chuẩn bị đối với nghi thức cúng ông Táo hằng tháng. Còn đối với việc cúng ông Công ông Táo khi về trời thì cần phải chuẩn bị tươm tất và đầy đủ hơn. Cụ thể bài viết đưa ra cho bạn một vài món đồ không thể thiếu dưới đây:

Đầu tiên phải nói đến bộ lễ vật dùng để hóa vàng trong nghi thức cúng bao gồm các lễ vật như:

  • Bộ mũ ông Công 3 chiếc: bộ 3 chiếc mũ này tượng trưng cho 2 ông 1 bà. Với thiết kế có hai cánh chuồn là biểu tượng cho mũ của Táo ông, Táo bà thì sẽ không có cánh chuồn này. Lễ vật này bạn có thể mua ở các hàng mã chuyên dụng và có khá nhiều mẫu khác nhau.
  • Cá chép: Phương tiện di chuyển chủ yếu của ông Công, ông Táo đó chính là cá chép, do đó mà khi về trời thì không thể thiếu lễ vật này được. Đối với cá chép thì có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá sống tùy thuộc vào từng vùng miền. Người miền Bắc thường sử dụng cá chép sống và thực hiện nghi thức thả cá khi tiến hành xong lễ cúng, còn đối với người miền Nam thì cá chép giấy là chủ yếu.
  • 3 bộ lễ phục bao gồm: quần áo, giày trong đó có 2 bộ cho nam và 1 bộ cho nữ.
  • Tiền vàng mã

Sau khi đã chuẩn bị lễ vật để hóa vàng nêu trên thì cần chuẩn bị mâm lễ cúng tươm tất. Gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn tùy thuộc vào phong tục cũng như điều kiện hoàn cảnh của gia đình mình.

Đối với mâm cúng mặn, bạn cần chuẩn bị xôi gà hoặc thịt luộc, một món canh mọc hoặc canh măng, một món rau xào, một món chè, một đĩa hoa quả, và một đĩa giò. Ngoài ra chuẩn bị thêm muối, ấm trà, cau trầu,… để mâm lễ vật đầy đủ. Còn đối với mâm lễ chay thì có thể chuẩn bị món ăn chay, hoặc chuẩn bị hoa quả, giấy vàng, trầu cau… đơn giản cho những gia đình không có quá nhiều thời gian chuẩn bị.

Nghi thức cúng ông Công ông Táo được truyền lại từ đời cha ông tới nay vẫn được lưu giữ. Tuy nhiên, việc thờ cúng này được đơn giản hóa hơn nhiều, để tiện cho từng gia chủ bận rộn. Mâm lễ có thể không bắt buộc phải đầy đủ các món ăn như khi bạn chuẩn bị một mâm cỗ truyền thống mà có thể phụ thuộc vào hoàn cảnh cũng như điều kiện kinh tế của gia chủ. Nếu như không quá dư giả thì có thể chuẩn bị mâm lễ đơn giản nhưng cũng phải thể hiện sự thành tâm trong mâm lễ đấy.

Xem chi tiết mâm cúng ông Táo, ông Công truyền thống tại Việt Nam:

Đơn vị cung cấp mâm lễ cúng ông Công ông Táo uy tín

Theo tình hình kinh tế thị trường như hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp các dịch vụ làm mâm cúng tận nơi, đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng. Với những người không có quá nhiều thời gian để chuẩn bị thì đây là một cứu cánh quan trọng. Và một trong số những đơn vị trên thị trường hiện nay không thể không kể đến đó là Đồ Cúng. Với nhiều ưu điểm vượt trội hơn những đơn vị cùng cung cấp dịch vụ cạnh tranh, đây chính là nơi để quý khách hàng có thể gửi gắm và yên tâm sử dụng dịch vụ.

  • Món ăn trong mâm lễ được chuẩn bị chu đáo và thành tâm, phù hợp với từng nghi thức mà khách hàng yêu cầu. Cùng với đó là nhiều loại mâm cỗ khác nhau, phù hợp với từng mức giá phù hợp để khách hàng có thể lựa chọn cho mình một mâm lễ tốt nhất mà lại không quá tốn kém. Đồng thời, với nhiều năm kinh nghiệm trong việc chuẩn bị từng mâm cúng, thì mọi lễ vật cần cho từng nghi thức cúng sẽ được chuẩn bị một cách chu đáo nhất, tránh để xảy ra những tình trạng sai sót không đáng có.
  • Đối với Đồ Cúng thì vấn đề an toàn thực phẩm chính là điều mà đơn vị luôn đặt sự ưu tiên và quan tâm hàng đầu. Bởi món ăn có hợp vệ sinh thì mới có thể khiến khách hàng hài lòng và đảm bảo sức khỏe cho khách hàng một cách tốt nhất. Chính vì thế mà khi đặt mâm cỗ ở đơn vị, thì đều sẽ có được những món ăn ngon nhất từ nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh và phù hợp với sức khỏe người dùng.
  • Cùng với đó là dịch vụ giao hàng cũng được chú trọng để có thể giao đúng nơi, đúng thời gian cho khách hàng làm lễ cúng. Ngoài ra nhân viên cũng sẽ hỗ trợ dọn mâm cỗ ra bàn để khách hàng chỉ việc tiến hành nghi thức là xong. Đồng thời, đơn vị cũng sẽ chuẩn bị cho khách hàng một bài văn khấn phù hợp để khách có thể tiện hơn khi làm lễ.
Xem Thêm:  Sắm lễ vật cúng động thổ xây dựng nhà cửa công trình và 6 điều cần lưu ý

Hi vọng những thông tin mà bài viết cung cấp đã mang lại cho khách hàng những điều bổ ích và thú vị về việc cúng ông Công ông Táo. Là một nghi thức quan trọng cho những ngày cuối năm, bạn cũng cần phải tìm hiểu và lựa chọn cho mình những lễ vật phù hợp, tiến hành các nghi thức một cách trọn vẹn để có được một buổi lễ hoàn hảo dâng lên các vị thần linh.

Tìm hiểu thêm về các nghi thức cúng khác, mời bạn tham khảo thêm bài viết dưới đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *