Ngày Tết về: “Cúng ông công ông táo cần những gì ?”

Mùa Tết đã gần kề. Theo đó cũng là những lễ cúng quan trọng như tất niên, cúng ông bà, cúng đưa ông Táo,… Vậy, sự khác nhau của những mâm cúng ấy là gì ? Cúng ông công, ông táo cần những gì ? 

Nhiều gia đình Việt Nam vẫn luôn đau đầu bởi những ngày lễ, giỗ, cúng kiếng hàng năm. Họ mong muốn thể hiện sự tôn kính đối với những bậc thần linh, ông bà, cha mẹ, người thân đã khuất. “Cúng ông công, ông táo cần những gì ?” cũng là câu hỏi làm bà nội trợ lo lắng khi mùa Tết gần kề. Vì thế, trước khi tìm hiểu sự khác nhau giữa các mâm cúng khác nhau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mâm cúng ông Táo vào 23 âm lịch sắp tới nào. 

1. Phong tục cúng ông táo từ khi nào ? 

Cũng không biết bắt đầu từ khi nào, cứ mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, nhà nhà lại lục tục chuẩn bị mâm cỗ cúng đưa ông Công, ông Táo về trời. Đây cũng có thể xem là nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người Việt. Tuy rằng đã trôi qua bao đời, nhưng vẫn được gìn giữ và thực hiện một cách thành tâm nhất. 

Truyền thuyết về ông Công, ông Táo 

Chuyện kể về Ngọc Hoàng thương tình cho chuyện tình của Thị Nhi và Trọng Cao. Kết hôn đã lâu mà chưa có con nên người chồng hay cộc cằn, đánh rồi đuổi vợ. Thị Nhi áy náy nghĩ rằng do lỗi của mình nên bỏ nhà đi tứ xứ. Trong một lần gặp gỡ tình cờ, Thị Nhi gặp và đem lòng yêu Phạm Lang. Trọng Cao sau khi bỏ vợ thì ân hận, đi tìm vợ, lang thang trở thành ăn xin. Cũng không biết trải qua bao lâu, Trọng Cao mới vô tình gặp lại Thị Nhi. Cô nhận ra chồng cũ, nhân lúc Phạm Lang đi vắng mới mời vào nhà dùng bữa cơm bạc. Bất ngờ Phạm Lang trở về, để tránh điều thị phi nên giấu Trọng Cao ở đống rạ sau vườn. Chẳng ngờ được, Phạm Lang lại nổi lửa đốt rạ để lấy tro bón ruộng. Nhìn người chồng cũ bị thiêu chết, Thị Nhi lao mình vào lửa tự vẫn. Phạm Lang thương vợ, vì thế mà nhảy vào chết theo. Sự tích ấy cũng giải thích sự ra đời của kiềng ba chân. Đây là câu chuyện giải thích cho vị trí Táo Quân của ba con người có tình, được Ngọc Hoàng giao việc trông coi bếp núc. 

Ông Công là ai ? 

Ông Công là thần cai quản đất đai. Theo quan niệm dân gian, ông Công, ông Táo vốn được Ngọc Hoàng phái xuống nhân gian, theo dõi và ghi lại những việc thiện lành, ác ôn của con người. Vào đêm 23 tháng Chạp, cúng ông Táo chính là tiễn họ về chầu thiên đình. Báo cáo những việc làm tốt xấu của con người trong suốt năm vừa qua. Vì vậy, ông Công, ông Táo được các gia đình xem như vị thần định đoạt hung cát cho gia đình. Cho nên, việc cúng lễ ông Công, ông Táo được chăm chút nhiều nhất trong các lễ cúng mùa Tết. 

2. Đồ lễ cúng ông Công, ông Táo cần những gì ? 

Mâm cúng ông Công, ông Táo 

Cúng ông Công, ông Táo thường được tổ chức long trọng. Bên cạnh đó còn có tục phóng sinh cá chép nhằm đưa những vị thần linh về chốn thiên đình. Mâm cúng ông Công, ông Táo sẽ không thể đầy đủ nếu thiếu hương, hoa, trà, quả, trầu, cau hoặc đĩa trầu têm cánh phượng. Lễ cúng cũng cần chuẩn bị đầy đủ như xôi (xôi gấc hoặc bánh chưng), gà quay hoặc luộc, chân giò hầm, nem chua hoặc nem chiên, canh măng, miến xào, trứng luộc đi kèm thịt ba chỉ; món mặn như tôm hoặc sườn ram. Nếu có điều kiện cân nhắc mua heo sữa quay để mâm lễ được hoành tráng hơn.

Mâm cỗ cúng ông công ông táo cho gia đình hay chuẩn bị. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên quên bộ giấy tiền vàng mã cho ông Công và ông Táo. Để lựa chọn bộ giấy tiền vàng mã đúng, các bạn đọc giả cần biết được ngũ hành bản mệnh của chúng ta là gì, dựa trên đó mà chọn áo, mũ, giày cho đúng. Nếu không chắc chắn về vấn đề này, đừng ngại nhờ sự trợ giúp của người bán để có thể chuẩn bị vật lễ với màu sắc đúng nhất. Những bộ mã sẽ được đốt đi sau khi tàn một tuần hương. 

Hình ảnh cúng rước ông Táo 

Ở mỗi vùng, miền khác nhau, chúng ta sẽ nhìn thấy những hình ảnh cúng rước ông Táo tương đối khác nhau. Ví như ở miền Bắc, các gia đình sẽ chuẩn bị thêm 3 con cá chép, cũng có khi là cá vàng, thả vào chậu nước và đặt cạnh mâm cỗ. Sau khi làm lễ xong thì tiến hành phóng sinh. Tục phóng sinh cá chép không chỉ là hình tượng thể hiện khát vọng “cá chép hóa rồng”, mà còn thể hiện khát vọng cháy bỏng, tinh thần cố gắng vượt khó và thành công trong cuộc sống.

Phong tục thả cá chép để ông Táo làm phương tiện lên thiên đình.Nhưng ở miền Trung, người ta lại cúng một con ngựa giấy với những vật dụng đi đường. Riêng miền Nam thì chỉ đốt áo, mũ giấy và giày là đủ. 

3. Bài cúng ông Táo về nhà mới chuẩn 

Cúng ông Táo có khá nhiều tái bản khác nhau. Tùy theo các bạn đọc giả ưa thích kiểu đọc như thế nào hơn, mà có thể tùy ý lựa chọn khi tiến hành cúng ông Táo. Dưới đây là bản bài cúng theo Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh:

“Kính lạy Thượng Đế
Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc đế, Trung phương Hoàng đế.
Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng
Trung đàm thần tướng thiên thiên binh
Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã
Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công Táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… Là ngày thần Táo quân về trời tấu sớ
Tín chủ con là …
Với tấm lòng thành kính, con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho chúng con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời. 

Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công Táo quân, thổ kỳ lại sáng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khỏe, hạnh phúc, mọi điều may mắn.
Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khỏe hạnh phúc, an khang thịnh vượng.
Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.
Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế! 

Con xin đa tạ.” 

Nội dung văn khấn bài cúng ông táo chuẩn mang đầy ý nghĩaSau khi cúng xong thì kính lễ 9 lần, lùi ba bước rồi mới quay lưng đi. Khi hết tuần hương đầu, chúng ta có thể mang vàng mã đi đốt cho các vị thần. Lưu ý rằng, tro nên được gói vào một tờ giấy đỏ sạch sẽ, mang cá và tro rải ở sông, suối hoặc nơi có dòng chảy lưu thông. Không thả ở hồ nước bẩn, ao tù. 

4. Lưu ý khi cúng ông Công, ông Táo

Lễ vật trên mâm cần phải đảm bảo tươi ngon, mua trong ngày và không được mặc cả. Khi tiến hành cúng ông Công, ông Táo, các thành viên trong gia đình cần phải ăn mặc chỉnh chu, nghiêm trang. Tuyệt đối không dùng bữa, thụ lễ trước khi kết thúc. Sau đêm 23 tháng Chạp, cần giữ hòa khí tuyệt đối giữa những người trong gia đình. Mặt khác, khi cúng ông Công, ông Táo, không để trẻ nô đùa ở khu vực cúng, tránh làm rơi vỡ mang điềm không hay cho gia đình. 

Mâm cúng gia tiên cho ngày cúng ông công ông táo. Hy vọng qua bài viết “Cúng ông Công, ông Táo cần những gì ?”, quý đọc giả biết thêm sự tích của lễ cúng quan trọng này. Nếu các bạn vẫn còn lo lắng về việc chuẩn bị mâm lễ cúng, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline. Với đội ngũ chuyên nghiệp, kiến thức tâm linh vững, chúng tôi tự tin có thể mang đến cho các bạn những gói chuẩn bị mâm cúng chất lượng, đầy đủ và nhanh nhất. 

Xem Thêm:  Không Cúng Thôi Nôi Có Sao Không, Nếu Có Gồm Những Lễ Vật Gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *