Cúng đầy tháng bé gái, trai miền Nam cách cúng chi tiết.

Lễ đầy tháng là một trong những nghi thức có ý nghĩa quan trọng với cha mẹ. Vậy mâm cúng đầy tháng cho bé gái miền Nam gồm những lễ vật nào? Cách cúng chi tiết ra sao?

1. Phong tục, nguồn gốc cúng đầy tháng cho bé

Trong cuốn “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” của Nhà xuất bản Hồng Đức có viết: “Tục cúng đầy tháng là một trong những tín ngưỡng dân gian, mang dấu ấn tín ngưỡng thờ Mẫu. Hy vọng con người ta phải nhớ về cội nguồn. Ngoài ra nó còn biểu hiện những mong ước tốt đẹp của thế hệ trước đối với thế hệ kế tiếp”. Do đó, có thể xem xét tục cúng đầy tháng cho bé ở 2 nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc tín ngưỡng thờ Mẫu – cúng Mụ.

a. Nguồn gốc, ý nghĩa tự nhiên

Theo dân gian, 4 tuần tuổi đầu tiên sau sinh ra là khoảng thời gian rất quan trọn. Vì đối với em bé, đây là lúc còn yếu ớt, khả năng đề kháng chưa được hoàn thiện, dễ chết yểu. Cúng đầy tháng là cột mốc đánh dấu bé đã vượt qua nguy hiểm đầu tiên. Đối với mẹ, đây cũng là tháng ở cữ. Ngoài người trong nhà, mẹ không được ra ngoài, hạn chế tiếp xúc bên ngoài.. Do vậy, tục cúng đầy tháng đã ra đời từ rất sớm. Nó đánh dấu sự an toàn của 2 mẹ con, trình báo với họ hàng nội ngoại sự góp mặt của thành viên mới.

b. Nguồn gốc lễ cúng các bà Mụ

Tục cúng đầy tháng cho bé gái còn gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu, tục cúng các bà Mụ vì trong ý thức cộng đồng người Việt, con cái được sinh ra từ sự kết hợp trực tiếp của một người đàn ông và một người đàn bà, người đàn bà sẽ trực tiếp gánh vác nghĩa vụ thiêng liêng mang nặng đẻ đau, song nhân duyên con gái, sự chăm dưỡng bào thai trong suốt 9 tháng 10 ngày lại có vai trò quan trọng của 12 bà Mụ – chính là 12 vị Tiên Nương giúp việc bên cạnh Ngọc Hoàng. Theo đó, tích kể lại rằng, sau khi Ngọc Hoàng khai ra Trời – Đất, sáng tạo ra vạn vật, cây cối, động vật, … mới chắt lọc ra những gì tinh hoa nhất, tinh túy nhất để tạo ra con người, chính vì thế con người mới là thực thể đẹp nhất, hoàn hảo nhất, thông minh nhất trong thế giới sự vật hiện tượng ở nhân gian, và trọng trách sáng tạo này được Ngọc Hoàng giao cho 12 vị Tiên Nương bên cạnh mình chính là 12 bà Mụ: mỗi bà sẽ có vị trí và vai trò khác nhau: người sáng tạo, người chăm sóc, người bảo vệ,

Chuẩn bị lễ vật cúng để tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé thêm ý nghĩaDó đó có xấu đẹp may rủi gì cũng là do 12 bà Mụ mà nên. Vì vậy, khi bé đầy cữ, đầy tháng và thôi nôi gia đình phải chuẩn bị lễ vật và thành tâm dâng lễ lên các bà Mụ cảm tạ công ơn sáng tạo, nuôi dưỡng, chăm bẵm của các bà, cầu mong những điều may mắn đến với con trong từng bước đi.Tục cúng đầy tháng cho bé gái dù ở miền Nam hay miền Bắc, miền Trung, về cơ bản không có sự khác biệt quá nhiều so với tục cúng đầy tháng cho bé trai, chỉ có điểm khác biệt khá rõ trong lễ vật thờ cúng.

2. Lễ vật cúng đầy tháng bé gái miền Nam gồm những gì?

Mâm lễ vật cúng mặn đầy tháng bé gáiTheo truyền thuyết, sự ra đời của bé có vai trò to lớn của Ông bà tổ tiên, của 12 bà Mụ và 3 vị Đức Ông (có nơi quan niệm là bà Mụ chúa), do đó mâm lễ vật cúng mặn đầy tháng cho bé gái chuẩn phong tục thông thường sẽ được sắp thành 3 mâm:

a. Mâm cúng mặn cho bàn thờ Ông bà tổ tiên

Bao gồm các lễ vật chính là:

  • Hương, đèn cầy hoặc nến
  • 1 đĩa xôi to
  • 1 con gà luộc (hoặc bộ tam sanh)
  • Tiền vàng mã
  • Đĩa trái cây tươi
  • Hoa tươi
  • 5 chén nước

b. Mâm cúng mặn cho 12 bà Mụ

Bao gồm các lễ vật chính sau:

  • Xôi nếp: 12 đĩa, có thể là xôi gấc xếp hoa hoặc xôi lá nếp, nên chọn xôi có màu trông sẽ đẹp mắt hơn
  • 12 chén chè: có thể là chè trôi nước hoặc chè đậu xanh
  • 12 ly nước
  • 12 miếng trầu têm cánh phượng
  • 12 quả cau bổ tư, có thể để đĩa riêng hoặc xếp chung với 12 phần trâu têm cánh phượng
  • 12 đĩa kẹo nhỏ
  • 12 cây đèn cầy (hoặc 12 cốc nến đỏ)
  • 12 bộ quần áo giấy giống nhau
  • 12 đôi giày (đôi hài) giấy: kích cỡ bằng nhau

Mâm cúng mặn cúng các bà Mụ với lễ vật cúng đầy tháng tươm tấtTùy từng gia đình có điều kiện kinh tế, thời gian khác nhau, nếu khá giả hơn các bạn có thể chuẩn bị thêm lễ vật, chia thành 12 phần bằng nhau tương tự như trên.

c. Mâm cúng mặn cho 3 ngài Đức Ông (hoặc bà Mụ chúa)

Bao gồm các lễ vật chính sau:

  • 1 đĩa xôi lớn: có thể sắp xôi trắng, xôi đậu hoặc xôi có màu đều được
  • 1 con gà luộc: gà trống tơ
  • 1 chén gạo tẻ
  • 1 đĩa muối tinh (muối hạt)
  • 1 tô chè lớn
  • 1 đĩa ngũ quả: 5 loại trái cây có màu sắc khác nhau
  • 1 bình hoa tươi: thường là hoa cúc đại vàng tươi, cắm theo bông lẻ
  • 3 miếng trầu têm cánh phượng
  • 3 quả cau bổ tư
  • 3 chén nước trắng
  • 3 chén rượu
  • 3 đôi hài giấy: có kích thước to hơn hài của các bà Mụ
  • 3 bộ quần áo giấy: có kích thước to hơn quần áo của các bà Mụ
  • 3 bộ tiền vàng mã

d. Lễ vật xôi chè cúng đầy tháng bé gái miền Nam

Xôi chè là một trong những lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ vật cúng đầy tháng bé gái hiện nay, được sắp cả ở mâm cúng 12 bà Mụ Tiên Nương và mâm cúng 3 vị Đức Ông, thuộc nhóm lễ ngọt.Tùy mâm cúng, xôi chè sẽ được sắp với số lượng khác nhau, ví dụ: mâm cúng bà Mụ sẽ sắp thành 12 phần bằng nhau, mâm cúng Đức Ông sắp thành 3 phần bằng nhau, nếu thay mâm cúng Đức Ông bằng mâm cúng bà Mụ chúa sẽ sắp 1 phần lớn.

Xôi chè kết hợp mâm cúng chay để cúng đầy tháng cho béCác loại xôi chè thường được chọn làm lễ vật cúng là chè trôi nước (nhiều màu) và chè đỗ xanh.

3. Bài cúng văn khấn cúng đầy tháng cho bé gái miền Nam

Dưới đây là bài cúng mẫu đơn giản và dễ cúng nhất

Văn khấn bài cúng thôi nôi cho bé chuẩn tâm linh

4. Cách cúng đầy tháng cho bé gái miền Nam các bước đơn giản

Cúng đầy tháng cho bé gái không khó, những gia đình lần đầu có con có thể tham khảo và làm theo các bước đơn giản sau:

Bước 1: Chọn giờ cúng, ngày cúng đẹp

Về ngày cúng:Ngày cúng đầy tháng cho bé gái truyền thống được chọn và tính theo lịch âm theo nguyên tắc: Gái lùi 2, trai lùi 1, tức là ngày cúng sẽ lùi lại 2 ngày so với ngày sinh thực âm lịch của bé. Ví dụ, bé gái sinh ngày 19/ 12 , ngày cúng đầy tháng đẹp nhất là ngày 17/ 12.Hiện nay, một số gia đình do ảnh hưởng của hội nhập văn hóa phương Tây chọn ngày cúng đầy tháng là ngày dương. Thực ra điều này cũng không có ảnh hưởng quá nhiều, chủ yếu làm lễ thành tâm là được. Nếu chọn ngày cúng theo ngày dương lịch thì gia chủ không cần tuân theo nguyên tắc “gái thụt 2, trai thụt 1” nữa mà có thể cúng đúng ngày sinh dương lịch của bé luôn.Về giờ cúng: theo quan niệm dân gian, giờ cúng đẹp nhất cho lễ cúng đầy tháng bé gái là cúng vào buổi sáng, khung giờ 9 giờ sáng, 10 giờ sáng, trước 11h sáng.Và cũng có thể được tham khảo chuẩn tâm linh về giờ cúng theo tuổi như sau

Chọn giờ phù hợp và tốt nhất khi cúng đầy tháng cho bé yêu

Bước 2: Chuẩn bị lễ, sắm lễ lên bàn thờ

Đây là một trong những bước quan trọng nhất vì trong bất kỳ mâm lễ nào cũng đều phải có lễ vật phù hợp với đặc trưng của từng nghi thức.Lễ cúng đầy tháng lễ vật khá cầu kỳ, nếu tuân đúng theo nguyên tắc truyền thống thì phải chuẩn bị 3 mâm lễ: mâm lễ tổ tiên, mâm lễ 12 bà mụ và mâm lễ bà Mụ chúa hoặc mâm lễ 3 ngài Đức Ông

Bước 3: Thực hiện nghi lễ, đọc văn khấn cúng đầy tháng cho bé gái miền Nam

Ngày nay, người thực hiện nghi lễ được chọn theo tư tưởng mở hơn, không nhất thiết phải là các vị trưởng lão đã có kinh nghiệm cúng bái, ông bà, cha mẹ của bé gái hoàn toàn có thể thực hiện nghi thức này.

Bước 4: Đợi hết lễ (hết hương) và hạ lễ

Bước 5: Các thủ tục khác của lễ cúng đầy tháng bé gái miền Nam

Những thủ tục sau hạ lễ cúng đầy tháng cho bé gái, ví dụ như: hóa vàng, hóa quần áo, giầy dép, dọn dẹp, con cháu thụ hưởng lễ vật.Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc về lễ cúng đầy tháng cho bé gái miền Nam.

Xem Thêm:  Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng sửa chữa bếp đầy đủ, đúng chuẩn nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *