Cần Lưu Ý Gì Trong Cách Làm Bánh Trung Thu Nhân Đậu Xanh

Cứ tới rằm tháng tám hằng năm, trong dịp lễ tết trung thu thì lại có rất nhiều chị em muốn học làm bánh trung thu. Vậy khi làm cần phải có lưu ý gì trong cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh.

Bánh trung thu nhân đậu xanh – loại bánh được rất nhiều người thích. Trong đó điển hình là loại bánh trung thu nướng có nhân đậu xanh. Loại bánh này được rất nhiều chị em chia sẻ kinh nghiệm trong cách làm bánh. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ về những lưu ý trong cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh. Có thể giúp chị em chưa có kinh nghiệm làm bánh thấy được và làm ra được những chiếc bánh ngon hơn, hoàn hảo hơn.

Nguồn gốc xuất hiện của bánh trung thu

Đối với nguồn gốc của bánh trung thu thì xuất hiện khá nhiều câu chuyện 

xoay quanh. Theo như người xưa thì bánh trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo như sử sách của Trung Quốc có ghi chép lại. Thì bánh trung thu ra đời là do cuộc khởi nghĩa của những người nông dân vào khoảng cuối thời nhà Nguyên. Mà thời gian khởi nghĩa lại đúng vào ngày trăng tròn rằm tháng. Từ đó bánh trung thu cũng được xuất hiện. 

Ý nghĩa của bánh trung thu đối với người dân Việt Nam chúng ta

Bánh trung thu không đơn giản chỉ là thức ăn trong dịp tết trung thu, mà nó còn mang nhiều ý nghĩa. Bánh trung thu mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sum vầy, đủ đầy, đoàn viên trong gia đình.

Trải qua quá trình kỳ công mới làm ra được bánh trung thu. Như vậy, bánh trung thu còn biểu trưng cho những gian nan, vất vả trong cuộc sống. Tuy nhiên thì chỉ cần về bên gia đình sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc, ngọt ngào.

Ngoài ra, với bánh trung thu tròn còn biểu trưng cho sự tròn đầy, no ấm.

Hiểu được nguồn gốc cũng như những ý nghĩa của bánh trung thu. Do vậy rất nhiều chị em muốn tự tay mình làm ra những chiếc bánh cho gia đình. Vậy cần lưu ý gì khi làm bánh trung thu để bánh ngon nhất có thể. Kính mời quý bạn tham khảo kỹ hơn ở bên dưới.

Những điều cần lưu ý để có thể làm ra chiếc bánh trung thu hoàn hảo

Lưu ý trong cách làm nhân bánh đậu xanh

Khi làm phần nhân bánh đậu xanh, bạn cần chú ý mua đậu đã được tách sẵn vỏ. Đồng thời cũng cần phải ngâm nước trước khoảng 1 ngày, hoặc qua đêm trước khi nấu. Chị em cần để đậu xanh ngậm đủ nước rồi mới đem đi hấp. Sau khi hấp xong cần phải xay đậu thật nhuyễn.

Xem Thêm:  Mẫu Bài Văn Khấn Tất Niên Cuối Năm Trong Nhà Và Ngoài Trời

Ngoài ra, để cho nhân bánh có được độ dẻo, độ mềm, mịn như mua ở quá thì bạn cần chú ý:

  • Khi xay đậu xanh thì bạn nên cho thêm nước vào. Khi có nước thì đậu sẽ được xay nhuyễn hơn, kỹ hơn. Đặc biệt khi bạn xay với số lượng nhiều thì nước rất hữu hiệu.
  • Khi nấu nhân thì bạn nên cho đường vào sớm. Như vậy thì đường mới có thể tan hết được, ngấm đều vào đậu xanh. Cùng với đó là dầu ăn cũng cần phải được cho vào từ sớm. Chỉ vậy thì mới cho kết quả tốt nhất được.
  • Trong quá trình sên nhân đậu xanh bạn cũng nên chú ý độ lớn nhỏ của lửa. Nên để ngọn lửa ở độ vừa và nhỏ. Không nên để lửa quá to, bởi như vậy sẽ khiến cho dầu bị chảy. Thời gian sên nhân đậu xanh thường khoảng từ 1.5 giờ đến 2 giờ. Sên đến khi đậu xanh không dính vào chảo nữa thì là được. Đồng thời bạn cũng cần phải chú ý nhân cần được sên vừa phải, không quá nhão, cũng không bị khô.

Lưu ý trong cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh bánh nướng

Ngoài lưu ý trong công đoạn làm nhân bánh thì khi làm vỏ bánh bạn cũng cần phải lưu ý. Hiện nay, trên mạng có rất nhiều cách làm vỏ bánh trung thu khác nhau. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn tăng hay giảm lượng thì cũng cần phải thực chú ý. Một số lưu ý khi bạn làm vỏ cho bánh nướng, hãy chú ý:

  • Bạn cần phải định lượng vỏ bánh. Tránh trường hợp bánh bị khô hay bóng dầu.
  • Bạn nên ủ bột trước một khoảng vài tiếng đồng hồ. Như vậy vỏ bánh sẽ tốt hơn.
  • Khi cho bánh vào khuôn bạn cũng cần chú ý. Khi lấy bánh ra cũng cần phải thật cẩn thận, làm đều tay, không bị sẽ không tạo được nét, hình dáng của bánh.
  • Khi nướng bánh lần đầu thì phải nướng tới khi vỏ bánh đục. Chỉ như vậy vỏ bánh mới chín đều, ngon được. Nếu không thì các lần nướng sau bánh sẽ không được ngon.
  • Khi nướng thì cũng cần phải kiểm tra thời gian nướng, nhiệt độ xem có phù hợp không. Tránh để bánh bị cháy, khét hay bị chảy nhân,..
  • Sau lần nướng bánh đầu tiên phải đợi bánh nguội hẳn thì mới quét trứng lên bề mặt bánh. Nếu phết trứng khi bánh còn nóng thì sẽ bị sủi bọt, gây mất thẩm mỹ.

Ngoài những lưu ý làm vỏ bánh và nhân bánh trung thu nhân đậu xanh trên. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ tới quý bạn những lỗi thường gặp khác khi làm bánh trung thu. Từ đó giúp bạn có thể khắc phục được những lỗi này. Giúp làm ra được những chiếc bánh trung thu ngon nhất, giống như người quán.

Xem Thêm:  Địa chỉ đặt mâm cúng khai trương shop quần áo uy tín

Lưu ý trong công đoạn làm, chuẩn bị nguyên liệu cho bánh trung thu

Trong các bước làm bánh trung thu nhân đậu xanh có thể xảy ra khá nhiều sai sót. Bạn có thể gặp bất kể sự cố nào mà không thể đoán trước được. Dưới đây chúng tôi tổng hợp những sự cố hay gặp nhất trong cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh. Kính mời quý bạn cùng tham khảo với chúng tôi.

Nước đường nấu xong có nhiều hạt nhỏ li ti

Công đoạn nấu nướng đường chính là việc không thể thiếu được khi làm bánh trung thu. Nước đường ảnh hưởng rất lớn độ ngon, độ mềm của bánh trung thu. Tuy nhiên, thì trong công đoạn này chị em thường gặp phải tình huống đó chính là có hạt nhỏ trong nước đương. Để tìm được cách khắc phục thì chúng ta phải biết được nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Nguyên chính gây ra sự cố này chính là trong khi nấu nước đường bạn thường xuyên sử dụng dụng cụ để khuấy nước đường. 

Khi biết được nguyên nhân thì cách khắc phục khá đơn giản. Khi nấu thì bạn chỉ cần không khuấy nước đường là được. Như vậy thì sẽ không xuất hiện những hạt nhỏ li ti nữa.

Phần vỏ của bánh nướng bị khô, cứng

Đây chính là sự cố rất thường gặp đối với chị em khi làm bánh nướng. Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu tại sao bánh nướng lại bị không, và cứng dưới đây:

  • Nguyên nhân khiến cho vỏ bánh bị khô có thể là do cách nướng của bạn chưa đúng. Nướng bánh với nhiệt độ quá cao, và thời gian nướng bánh quá lâu.
  • Phần nước đường quá đặc cũng sẽ khiến cho vỏ bánh bị khô.
  • Quá trình nhào bột quá kỹ cũng có thể khiến cho phần vỏ của bánh trung thu bị cứng, khô.

Khi biết được nguyên nhân thì cách khắc phục cũng khá đơn giản. Với trường hợp nhiệt độ cao thì bạn chỉ cần điều chỉnh mức nhiệt độ sao cho phù hợp. Tùy vào trọng lượng của chiếc bánh mà nướng với nhiệt độ và thời gian khác nhau. Độ ngọt của nước đường cũng nên vừa phải để cho độ ngon tốt nhất.

Vỏ bánh trung thu bị nứt khi nướng

Trong cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh – bánh nướng. Tình trạng mà bánh bị nứt khá thường gặp khi nướng bánh trung thu. Khi nướng mà bánh trung thu bị nứt khiến chị em cảm thấy không mấy hài lòng. Bỏi như vậy sẽ làm mất đi hình dáng ban đầu của bánh. Đồng thời còn gây mất thẩm mỹ đối với chiếc bánh.

Xem Thêm:  Cúng chúng sinh ở cửa hàng để được kinh doanh tốt đẹp

Nguyên chủ yếu dẫn tới tình trạng này có thể do bạn để bột quá khô. Ngoài ra thì cũng có thể do thời gian để cho bột nở quá ngắn. Bên cạnh đó, khi bạn phết trứng gà cùng với dầu lên bề mặt bánh không đúng cách. Điều này cũng có thể làm nứt vỏ bánh.

Cách khắc phục thì bạn nên nhào bột vừa phải không nhào bột quá không. Để thời gian bột nở đều thì mới tiến hành làm bánh. Làm như vậy thì bạn có thể khắc phục được tình trạng vỏ bánh trung thu bị nứt. Như vậy thì mới là cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh ngon nhất

Bánh bị phồng to, phần nhân và vỏ không dính với nhau

Không giống như những loại bánh mì, bánh bông lan, bánh quy. Người ta làm mọi cách để cho bánh có thể phóng to, nở lớn. Với bánh trung thu thì hoàn toàn ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho bánh phồng to đó chính là yếu tố không khí. 

Nguyên nhân khiến cho nhân bánh và vỏ bánh bị tách rời nhau chủ yếu do quá trình sên nhân. Tình trạng này chủ yếu là do nhân được sên quá khô hoặc bị ướt. Cùng với đó chính là vỏ bánh, bột làm quá khô không có độ mịn. Như vậy cũng sẽ khiến cho phần cho nhân và vỏ bị tách nhau.

Do vậy, để khắc phục tình trạng này thì bạn cần phải chú ý tới phần sên nhân và phần vỏ. Đồng thời khi bọc nhân với vỏ bánh bạn cần phải thao tác cẩn thận. Cần miết bánh bằng mu bàn tay để đẩy lượng không khí ra bên ngoài. Như vậy thì bánh sẽ không bị phồng và tách nhân ra nữa.

Bánh trung thu nhân đậu xanh bị ướt

Ngoài tình trạng bánh bị khô, tách nhân thì còn có tình trạng bánh bị ướt. Tình trạng này chủ yếu là do công đoạn nấu nước đường xuất hiện những hạn cắn nhỏ. Từ đó có thể thấy được công đoạn nấu nước đường làm bánh trung thu rất quan trọng. 

Do vậy, bạn cần phải thực chú ý tới công đoạn nấu nước đường. Ngoài ra sau khi nướng bánh thì hãy nên xịt nước lên trên bề mặt của bánh trung thu. Không những giúp cho bánh không bị ướt mà còn giúp bánh mềm, dẻo hơn đó.

Trên đây chính là những chia sẻ của chúng tôi và những lưu ý trong cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn tránh được những sai lầm đó. Nếu không may gặp sự cố trương tự thì có thể khắc phục một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn làm thành công những chiếc bánh trung thu nhân đậu xanh ưng ý.

Tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích dưới đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *