Các Bước Tổ Chức Chương Trình Tết Trung Thu Cho Trẻ Mầm Non

Tết trung thu hay còn biết đến là ngày rằm tháng tám là ngày đặc biệt dành cho trẻ em trên khắp mọi miền đất nước. Trong ngày lễ ngày chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện của những chiếc đèn ông sao hay những đội múa lân rực rỡ sắc màu. Và để tăng thêm phần đặc biệt cho đêm trung thu thì chúng ta nên tổ chức một chương trình tết trung thu cho trẻ em mầm non.

Hàng năm cứ đến mỗi dịp tết trung thu là dịp mà những đứa trẻ mong ngóng nhất trong năm. Khi mà trên khắp mọi ngóc ngách từ thôn quê cho tới các thành phố lớn trên cả nước đều nhộn nhịp tiếng cười nói. Không khí rộn rã không kém gì những tết đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc chuẩn bị cho đêm hội trăng rằm. Nhà nhà đua nhau đi mua sắm những món đồ chơi đáng yêu cho con nhỏ nhà mình như những chiếc mặt nạ, những chiếc đèn lồng,… Hay trên đường phố những đội múa kì lân nối đuôi nhau.

Tất cả những thứ đấy mới chỉ là phần khởi đầu cho một buổi tối trăng rằm phá cỗ cùng chị Hằng Nga. Điều quan trọng nhất để tạo nên một đêm trung thu ý nghĩa chính là một chương trình tết trung thu cho trẻ mầm non. Và để giúp chương trình diễn ra một cách tốt đẹp thì không phải ai cũng biết làm rồi làm như thế nào để thu hút mọi người. Do đó, hãy cùng điểm qua một số bước để tạo nên một chương trình tết trung thu thật ý nghĩa cho các em thiếu nhi.

Triển khai những thứ cần chuẩn bị cho chương trình tết trung thu

Nước đến chân với nhảy chưa vào giờ tốt nên trước khi chuẩn bị một chương trình dù lớn hay nhỏ chúng ta sẽ cần gạch ra những ý cần ưu tiên chuẩn bị trong chương trình đấy.

  • Đi tìm những nguồn tài trợ cho chương trình tết trung thu cho thiếu nhi
  • Lên ý tưởng kịch bản cho chương trình ngày hội trăng rằm
  • Lựa chọn gương mặt sáng giá làm người dẫn chương trình
  • Chuẩn bị các vật dụng cần thiết để tổ chức các trò chơi
  • Chuẩn bị các đồ ăn vặt như bánh kẹo, hoa quả,…
  • Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đặc sắc do chính các em thiếu nhi biểu diễn
  • Chuẩn bị các phần quà ý nghĩa cho các em nhỏ
Xem Thêm:  Mâm cúng thôi nôi cho bé trai miền Trung gồm những gì?

Minh họa kịch bản tổ chức chương trình tết trung thu ý nghĩa cho các em nhỏ

Việc tổ chức một chương trình chưa bao giờ là đơn giản cho dù nó dành cho các em nhỏ mầm non. Vì lý do đó để giúp chương trình tết trung thu của bạn diễn ra một cách thuận lợi và suôn sẻ hãy bắt đầu với việc lên kịch bản tổ chức cho chương trình.

Phần mở đầu chương trình: 

  • Một đội múa lân xuất hiện làm khuấy động không khí của chương trình.
  • Hai bạn dẫn chương trình đóng giả chị Hằng Nga và chú Cuội sẽ giới thiệu những khách mời có mặt. Sau đó sẽ cùng kể lại sự tích về sự ra đời của tết trung thu.

Phần thân chương trình:

  • Biểu diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc gửi tới quý vị phụ huynh cũng như các em nhỏ có mặt
  • Xen kẽ tổ chức các trò chơi tập thể thú vị cho các em thiếu nhi tham gia
  • Trao quà cho các bạn nhỏ có cố gắng, tích cực trên lớp học

Phần kết chương trình:

  • Hai bạn dẫn chương trình gửi lời cảm ơn tới bên tài trợ tổ chức chương trình đồng thời gửi lời chúc tới các bạn nhỏ.
  • Cho các em nhỏ phá cỗ và rước đèn ông sao cùng nhau

Một số tiết mục văn nghệ ý nghĩa cho chương trình tết trung thu

Mỗi một chương trình dù lớn hay nhỏ được tổ chức thì những tiết mục văn nghệ chính là yếu tố lớn quyết định đến thành công của chương trình đó. Vì vậy để chương trình của bạn trở lên độc đáo thu hút được sự quan tâm của các khán giả nhí thì hãy lưu ý một số điểm sau:

  • Lựa chọn những bài hát liên quan đèn chủ đề trung thu: chiếc đèn ông sao, rước đèn tháng tám, ơi ánh trăng vàng, em đi xem hội trăng rằm,…
  • Kết hợp cùng một tiết mục kịch về sự tích của tết trung thu giúp các bé hiểu được ý nghĩa
  • Để các bé tự mình tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ để giúp tăng hiệu quả hơn

Một số hoạt động bổ ích nên có trong chương trình tết trung thu cho trẻ em

Hoạt động làm bánh trung thu tập thể

Chắc hẳn những chiếc bánh trung thu luôn là thứ quà quá quen thuộc trong những ngày rằm tháng tám. Vậy còn gì tuyệt vời hơn khi các em nhỏ có thể cùng nhau làm ra những chiếc bánh trung thu của riêng mình. Để chương trình trở lên thú vị hơn các bạn có thể tổ chức ghép cặp cho các bé tự làm những chiếc bánh trung thu mang dấu ấn cá nhân. Sau đó hãy để các bé cùng nhau chấm điểm chọn ra người làm bánh ngon nhất, hình dáng đẹp nhất,…

Xem Thêm:  Cha Mẹ Cần Phải Làm Gì Khi Bé Đủ 3 Tháng 10 Ngày?

Quá trình làm việc nhóm cùng nhau sẽ giúp các bé hiểu rõ hơn về tinh thần đội nhóm và biết trân trọng đồ ăn hơn. Đây chính là buổi học ngoại khóa đem lại nhiều ý nghĩa giáo dục cho trẻ, giúp gắn kết tình bạn giữa các con với nhau. Và sau này khi nhớ lại chắc chắn chúng ta cảm ơn vì những hồi ức tươi đẹp ấy.

Hoạt động làm lồng đèn trung thu thủ công cùng nhau

Lồng đèn trung thu luôn là món đồ chơi được ưu thích nhất trong những dịp lễ trung thu. Món đồ chơi này không chỉ bé gái mà đến những bé trai cũng yêu thích vì thiết kế đa dạng, hoa tiết bắt mắt. Tuy nhiên, nếu chỉ mua những chiếc đèn được bày bán ngoài cửa hàng tạp hóa không sẽ chẳng thể ý nghĩa.

Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau tổ chức hướng dẫn các bé làm những chiếc đèn lồng từ những vật dụng quen thuộc bên mình. Chúng ta hãy mở một cuộc thi cho các bé sáng tạo những chiếc đèn lồng độc lạ dựa trên những vật dụng có trong đời sống. Việc làm sẽ giúp các bé học được tính tiết kiệm và biết tái sử dụng những vật dụng đã cũ để bảo vệ môi trường sống.

Hoạt động hái hoa tặng chị Hằng Nga

Hãy chuẩn bị một cây hoa lớn với những bông hoa có câu hỏi bên trong liên quan tới ngày tết trung thu. Hai người dẫn chương trình đóng giả chị Hằng Nga và chú Cuội sẽ chọn những em bé hăng hái lên hái quả để trả lời câu hỏi.

Dù các em trả lời sai hay trả lời đúng thì đều có phần quà dành tặng. Riêng với những bé tham gia được nhiều câu hỏi sẽ được chị Hằng Nga tặng thêm một món quà đặc biệt. Như vậy sẽ khiến các bé vừa học mà vừa chơi không khiến các em nhỏ cảm thấy nhàm chán.

Các mẹ sẽ tìm ra một cách dạy học mới cho các bé yêu nhà mình chính là việc kết hợp giữa học và chơi. Sau này nếu ở nhà các mẹ cũng có thể tổ chức những trò chơi nhỏ như vậy giữa cả gia đình với nhau vào cuối tuần. Không chỉ gắn kết tình cảm mà còn giúp bé yêu học tập.

Hoạt động truy tìm tung tích của thỏ ngọc

Nếu bạn tìm được một địa điểm tổ chức rộng lớn và có một đội ngũ quản lý đông đảo thì hãy thử suy nghĩ tổ chức một cuộc truy tìm tung tích của thỏ ngọc. Hãy để nó diễn ra một cách bất ngờ khi các bé đang thưởng thức một tiết mục văn nghệ xong thì chị Hằng Nga sẽ xuất hiện và nói bị lạc mất thỏ ngọc. Lúc này các bé chắc chắn sẽ mong muốn tìm kiếm ra bạn thỏ ngọc giúp chị Hằng.

Chúng ta sẽ chia các em nhỏ thành các nhóm và có một bạn được bầu ra làm đội trưởng. Trong quá trình tìm kiếm mỗi đội sẽ có một anh chị lớn bí mất đi theo quan sát để giúp cuộc thi diễn ra một cách an toàn. Ở mỗi một địa điểm sẽ có các manh mối để các bé xâu chuỗi lại tìm ra bạn thỏ ngọc.

Xem Thêm:  Những Ngày Đẹp Động Thổ Năm 2021

Ở đây chúng ta hãy chuẩn bị một vài chú thỏ ngọc dựa trên số lượng nhóm nhỏ mà mình chia rồi giấu chúng ở một nơi nào đó để các bé truy tìm. Ngoài ra hãy chuẩn bị thêm một vài rương quà gồm bánh kẹo các loại để các bé có thể chia nhau nếu không phải đội chiến thắng. 

Hoạt động tổ chức lễ hội hóa trang theo nhân vật mình yêu thích

Mỗi chúng ta khi còn nhỏ đều mong muốn bản thân là một công chúa, một hoàng tử, siêu nhân, tiên nữ,… Vì lẽ đó nếu để các bé được hóa thân thành nhân vật mà bé luôn hâm mộ chính là món quà tuyệt vời hơn cả. 

Chúng ta hãy tổ chức một cuộc thi xem bé yêu nào hóa trang đẹp nhất, giống nhất do các bé cùng ban giám khảo chấm điểm. Các mẹ sẽ cùng con yếu chuẩn bị trang phục và đồ dùng cần thiết để hóa thân. Rất nhiều nhân vật về chủ đề rằm tháng tám như chị Hằng Nga, thỏ ngọc, chú Cuội,… Ngoài ra còn những nhân vật khác mà các bé yêu mến nữa. Chúng ta hãy để bé thỏa sức sáng tạo và biến ước mơ của con trở thành hiện thực. 

Hoạt động tổ chức hội chợ dân gian

Nếu có rất nhiều bé con cùng tham gia vào chương trình đêm rằm trung thu thì bạn có thể suy nghĩ đến việc tổ chức hội chợ dân gian. Tại đây chúng ta sẽ tái hiện lại hình ảnh làng quê Việt Nam xưa với các món ăn truyền thông hay những món đồ chơi quen thuộc. Chắc hẳn những món đồ chơi như tò he hay những đồ chơi bằng giấy, bằng lá cây sẽ khiến các bé cảm thấy thích thú hơn bao giờ hết.

Đặc biệt với những em nhỏ sống ở vùng thành phố lớn thì chắc hẳn hình ảnh làng quê Việt Nam còn xa lạ với các em. Hãy để các em được hòa mình vào cuộc sống tránh xa những thiết bị điện tử không tốt cho sức khỏe. Hãy cho các em được tận hưởng không khí tết trung thu một cách đúng nghĩa.

Như vậy là chúng ta có thể tìm hiểu được sơ lược cách tổ chức một chương trình tết trung thu cho các em mầm non rồi. Chỉ cần chuẩn bị bằng cả tấm lòng thì dù chương trình lớn hay nhỏ những là món quà đầy ý nghĩa với các em nhỏ. Với các em những điều tuyệt vời như vậy sẽ để lại một kí ức tuổi thơ đẹp đẽ về ngày rằm tháng tám.

Địa chỉ cung cấp mâm cúng trọn gói uy tín chất lượng -Đồ Cúng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *