Việc đặt bàn thờ Ông Địa và Thần Tài trên cao là đúng hay sai ?

Có nên đặt bàn thờ Ông Địa và Thần Tài ở trên cao không ? Đây có lẽ là một câu hỏi mang theo rất nhiều nghi vấn của mọi người về việc sắm sửa nơi ở mới cho Ông Địa và Thần Tài. 

Theo tình hình phát triển hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay nên nhu cầu của con người cũng ngày càng phát triển theo xu hướng ấy. Ngày nay, nhu cầu của con người không chỉ còn là ăn no, mặc ấm nữa mà nó đã được nâng cấp lên một tầng cao mới như ăn sang, mặc sướng. Cuộc sống càng phát triển thì nhu cầu về chất lượng sống của con người càng cao. Bàn thờ Ông Địa và Thần Tài ngày nay không còn là một vật chỉ để thờ cúng mà nó còn mang đến ý nghĩa phong thủy, thu hút tài lộc, vận may cho gia chủ nữa. 

Bàn thờ Ông Địa và Thần Tài thường làm bằng gì và trông như thế nào ?

Thông thường, chúng ta có thể thấy rằng bàn thờ của Ông Địa và Thần Tài có hình dạng như một cái khảm nhỏ, được sơn son, thép vàng. Và có thể là một chiếc thùng gỗ được điêu khắc kỳ công, sơn đỏ hoặc dán giấy đỏ xung quanh. Ở phía trong, bài vị của 2 vị này sẽ thường được viết bằng mực kim nhũ trên nền giấy đỏ. 

Nhưng mà ở vị trí ngày nay của cuộc sống mà bàn thờ của Ông Địa và Thần Tài đa phần sẽ được làm hoàn toàn bằng các loại gỗ với nhiều hình dáng, kích thước khác nhau để phù hợp với phong thủy căn nhà. Với các nguyên liệu gỗ tự nhiên như xoan đào, gỗ dổi, gỗ mít, gỗ gụ,… sẽ khiến cho bàn thờ không bị vênh và bị mọt tàn phá. Viền bên ngoài xung quanh sẽ không còn là một đường thẳng trơn bóng nữa mà sẽ được điêu khắc hình rồng, phượng để tăng thêm độ uy nghiêm. 

Nên đặt bàn thờ của Ông Địa và Thần Tài như thế nào cho đúng ?

Bàn thờ dành cho 2 vị Thần Tài và Thổ Địa này thường được đặt ở một góc nhỏ ngay nhà của chúng ta, thông thường sẽ được các gia chủ đặt ở một góc phòng khách và gần cửa ra vào để thu hút tài lộc, nắm giữ vận may cho gia chủ.

Và theo lời ông bà ta truyền lại từ xa xưa thì bàn thờ của 2 vị Thần Tài và Thổ Địa sẽ không được đặt ở trên cao hay những nơi trang trọng như bàn thờ Phật, bàn thờ Ông Táo, bàn thờ gia tiên mà sẽ phải đặt tiếp ấm, tức là sát dưới mặt đất ( tức là đặt ngay trên nền nhà của chúng ta ).

Xem Thêm:  Mâm cúng tất niên công ty như thế nào thì hợp lý?

Có thể nói  tóm gọn lại rằng, nguyên tắc chung để đặt bàn thờ Ông Địa và Thần Tài một cách đúng nhất đó chính là không được đặt ở trên cao nhưng phải ở vị trí đắt địa có thể quan sát, nhìn được hết sự ra vào của các khách khứa. Bàn thờ phải được đặt tiếp âm tức dưới mặt đất hoặc nền nhà. Đối với các cửa hàng hoặc nhà kinh doanh chúng ta nên để bàn thờ đối diện của ra vào. 

Vì sao phải để bàn thờ của Ông Địa và Thần tài dưới nền nhà mà không phải ở vị trí trên cao ?

Vì theo quan niệm của nhân gian có từ xưa đến nay thì Ông Địa hay còn gọi là Thần Thổ Địa là vị thần cai quản đất đai, nhiều người còn cho rằng vị thần này cư ngự ở dưới đất, trông nom, cai quản mọi việc liên quan tới đất đai, nhà cửa, chăm sóc định đoạt hạnh phúc của cả một gia đình. Cho nên gia chủ hay các chủ đầu tư nếu muốn xây dựng nhà cửa, đào ao hồ, khai quật giếng nước thì trước hết lúc nào cũng phải làm lễ xin phép ông Địa.

Để bàn thờ của 2 vị này dưới đất vì từ xa xưa ông bà của chúng ta đã quan điểm rằng, cái gì bắt đầu từ đất thì nên trở về với đất. Và ngay từ xa xưa, đất nước ta đã là một quốc gia phát triển mạnh về nông nghiệp và có lẽ vì vậy mà mọi ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta đều từ đất mà sinh ra.

Còn Thần Tài là vị thần mang lại tài lộc, tiền bạc, của cải, may mắn cho gia đình các gia chủ, nhất là những gia đình, công ty mở ra để buôn bán, kinh doanh. Các gia chủ đa phần thỉnh thần tài về để mà cầu mong “ mua máy bán đắt “ hay mở rộng cửa tài lộc. Cho nên theo quan niệm nhân gian, người ta hay dùng mùng 10 tháng giêng để chọn làm ngày lễ cúng vía Thần Tài, mở đầu cho một năm may mắn, tài lộc. Đặc biệt, riêng Thần Tài nếu mà nói theo truyền thuyết Thiên – Địa – Nhân thì Thần Tài nở ra từ dưới đất. 

Sự tích về tập tục thờ Ông Địa, Thần Tài

Đa phần văn hóa và phong tục tập quán của người Việt Nam bị chịu khá nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa, phong tục Trung Hoa, do đó tập tục thờ cúng Ông Địa, ông Thần Tài cũng một phần chịu ảnh hưởng từ đất nước ấy. Ở nước ta, tập tục thờ Thần Tài bắt đầu vào khoảng đầu thế kỉ XX. 

Theo truyền thuyết có từ xa xưa, được kể lại rằng, có một người lái buôn Trung Hoa tên là U Minh. Khi mà U Minh đi ngang qua hồ Thanh Thảo thì tình cờ gặp phải Thủy Thần, Thủy Thần cho một người gia ân theo phụ giúp việc vặt cho U Minh có tên là Như Nguyện. Kể từ ngày có Như Nguyện đến phụ giúp thì công ăn việc làm của U Minh ngày càng thuận lợi, ngày càng suôn sẻ hẳn ra. Rồi cho đến một ngày nọ, vì chút cãi vã không đáng có mà chính tay U Minh đã đánh Như Nguyện. Vì quá sợ hãi, Như Nguyện bèn chui vào đống rác và biến mất từ đó. Từ ngày Như Nguyện biến mất, không còn ở bên cạnh nữa, U Minh làm ăn thua lỗ, nghèo xác xơ, phải bán hết của cải trong nhà để sống lây lất qua ngày. Từ đó, người ta thường ví và tôn thờ Như Nguyện là vị Thần của Tài lộc, sung túc nên lập bàn thờ ở một góc nhà. 

Xem Thêm:  Cách Sắp Xếp Mâm Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai, Bé Gái

Không chỉ dừng lại ở sự tích về U Minh và vị Thần Tài Như Nguyện, còn có một quan niệm rất khác về tục thờ ông Địa, Thần Tài. Ngày xưa có quan niệm rằng Thổ Địa chính là một dạng thổ thần, như kiểu Thần Đất. Thần đất giúp chúng ta cai quản đất đai, phù hộ cho con người và gia đình sung túc, làm ăn phát đạt. Ngày xưa, lúc ấy Việt Nam còn rất hoang sơ, người Việt đi khai hoang khắp mọi nơi, bước đầu họ gặp rất nhiều sự khó khăn và từ đó ý niệm thờ phụng thần linh xuất phát với mong muốn cuộc sống an lành, bình an trên con đường mưu sinh lập nghiệp. Thần Đất là vị thần bảo hộ ruộng lúa, cây trái, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp, đất đai.

Ở một điển tích cổ khác, Thần Tài nguyên thân thật sự là Bố Đại La Hán, còn được mọi người tôn sùng gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả ở Ấn Độ (là một trong rất nhiều vị thập bát La Hán). Ông thường là người hay mang một túi vải to trên lưng để chuyên bắt rắn rồi nhổ bỏ răng độc sau đó sẽ thả rắn đi. Bố của vị Đại La Hán đầu thai lên trần gian và làm con dân tại nước Lương, ông lấy tên là Phó Đại Sĩ, tính tình vui vẻ, ăn mặc xốc xếch, lại mang cái túi vải to, phân phát những thứ kì lạ cho trẻ em. Chiếc túi của Tượng Thần Tài to, hai tay đưa thẳng lên trời vơi nụ cười tươi rói, thoải mái dùng để tượng trưng cho sự may mắn, thành công.

Thần Tài lúc nào cũng mang ý nghĩa may mắn, sung túc nhưng đặc biệt sẽ không một ai đi thờ riêng 2 vị Ông Địa và Thần Tài cả mà thông thường là sẽ thờ chung cả 2 vị thần với nhau. Với mong muốn mảnh đất nhân dân cư ngụ ấy có sự sung túc, là nơi đưa lộc về. Cuộc sống làm ăn có tốt, có khả quan, sung túc hơn hay không cũng đều phải nhờ tới vị thần giữ đất đai cội nguồn này.

Sự tích về Ông Địa 

Từ xa xưa, dân gian tương truyền kể lại rằng, Ông Địa cũng từng có cái bụng nhỏ như bao con người bình thường khác. Lúc đó, Ông Địa và Hà Bá là một đôi bạn chơi rất thân với nhau.

Xem Thêm:  Gợi Ý Bài Cúng Cô Hồn, Bài Văn Khấn Rằm Tháng 7

Thuở ấy, trong vùng có một bà sống cảnh góa chồng, tính khí lại cực kì chua ngoa, miệng lưỡi ghê gớm, thế nhưng mụ lại sanh ra một cô con gái rất xinh đẹp. Vì tính tình cũng như mắc phải cái tật khó bỏ, mỗi lần mụ cất tiếng mắng chửi con gái thì y như rằng có mấy lời đầu lưỡi “ Má mày Hà Bá “. Thấy Hà Bá bị chửi như thế, Ông Địa mới tìm gặp Hà Bá để trêu ghẹo rằng mụ đàn bà chua ngoa ấy đòi gả con gái cho Hà Bá. Nghe đến đây thì Hà Bá lộ rõ nét mặt vui mừng hỏi ngược lại Ông Địa như chờ một câu nói xác nhận từ Địa ta. Sau khi nghe được câu xác nhận sự thật, Hà Bá nhờ Ông Địa dẫn lại nhà người đàn bà ấy và làm mai. 

Hôm sau, trời vừa tờ mờ sáng, Hà Bá đã đi theo Ông Địa đến cổng nhà mụ góa nọ. Vì trời còn sớm, cô con gái út xinh đẹp ấy ngủ chưa dậy, chỉ duy nhất có bà mẹ dậy quét dọn sân nhà, cho gà ăn, chăm nom vườn tược. Giữa sân có con chó cái vì phải thức canh nhà nên vẫn còn nằm lì trơ ra ở đó, đuổi mãi chẳng chịu đi. Đuổi hoài chẳng được, mụ ta nổi điên bèn trở cán chổi đập mạnh lên người con chó một cái và mắng chửi “ Cái đồ Hà Bá “. Sau khi thấy mình bị chửi oan ức, Hà Bá bèn tức giận và đạp Ông Địa ngay một phát rớt xuống rãnh kinh. Không thèm tính toán tới sự oái oăm này, nên Ông Địa buồn cười quá, rớt tận xuống kinh mà vẫn cười ngây ngất, thành thử ông uống phải nước kinh nhiều quá. Đến nỗi, cái bụng ông phình ra, rồi cứ lần lần bự dần, đến chang bang như bây giờ không cách nào xẹp được.

Vệ sinh bàn thờ Ông Địa và Thần Tài

Tuy là đặt ở dưới đất và nơi góc nhà, nhưng việc dọn dẹp và làm vệ sinh sạch sẽ nơi bàn thờ cúng là một điều hết sức là cần thiết đối với mỗi gia đình. Ngoài việc lau dọn vệ sinh sạch sẽ thì không lúc nào được thiếu việc nhang khói hằng ngày.

Không nên để cho bàn thờ dính quá nhiều bụi bẩn, mạng nhện. Nếu muốn, có thể dùng nước sạch để tắm cho 2 vị ấy một cách cẩn trọng và nhẹ nhàng là được.

Chỉ cần liên hệ số Hotline của Đồ Cúng, tất cả mọi vấn đề liên quan về phong thủy, mâm cúng sẽ đều có đội ngũ nhân viên tận tâm, hết sức nhiệt tình hỗ trợ cho quý khách hàng một cách chu đáo nhất. Chúng tôi tự tin về phương pháp và phong cách làm việc của Đồ Cúng sẽ không làm quý khách thất vọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *